Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Hiệu chuẩn thiết bị và An toàn sinh học phòng xét nghiệm

04/08/2020

Hiệu chuẩn là hoạt động mà ở đó thiết bị kiểm tra được so sánh với một giá trị tham chiếu cho trước, (thiết lập mối tương quan giữa chuẩn đo lường và phương tiện đo để đánh giá sai số và các đặc trưng kỹ thuật của phương tiện đo).

Hiệu chuẩn còn là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với các PXN trong việc đáp ứng các điều khoản, yêu cầu của pháp luật và các tiêu chuẩn ISO.

Với ý nghĩa đó, trong 3 ngày từ 28/7 đến 31/7/2020, tại Hà Tĩnh, Công ty TNHH Đảm bảo Chất lượng Việt Nam (AoV) phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh tổ chức tập huấn “An toàn Sinh học phòng xét nghiệm” cho các cán bộ công tác tại ngành Y tế.

Để hạn chế thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra do mất an toàn sinh học PXN, từ năm 2006, Bộ Y tế đã thành lập Ban Tư vấn an toàn sinh học bao gồm các thành viên từ Bộ Y tế và các Bộ liên quan. An toàn sinh học PXN cũng đã được quy định tại Điều 24, 25 và 26 của Luật Phòng chống các bệnh truyền nhiễm (số 3/2007/QH12 ngày 21/11/2007). 

Khóa tập huấn nhằm cung cấp cho người học kiến thức, kỹ năng và thái độ về an toàn sinh học tại PXN, bởi đây là những người luôn phải đối mặt với nguy cơ bị lây nhiễm tác nhân gây bệnh.

Tại khóa tập huấn, học viên được các giảng viên của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh chuyển giao các kiến thức tổng quan an toàn sinh học phòng xét nghiệm; Lây nhiễm liên quan đến phòng xét nghiệm; Đánh giá nguy cơ sinh học; Các yêu cầu đối với phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp I, cấp II; Trang thiết bị an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm; Đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm; Khử nhiễm trong phòng xét nghiệm; Xử lý chất thải; An toàn hóa chất trong phòng xét nghiệm; Phòng ngừa và xử lý sự cố trong phòng xét nghiệm,…

Ngoài học lý thuyết, học viên còn được chia thành các nhóm để thực hành các nội dung liên quan: Bảo hộ cá nhân (cách mang mặc và cởi bảo hộ cá nhân khi tham gia lấy mẫu và làm xét nghiệm tại Lab); Sử dụng Tủ an toàn sinh học; Xử lý sự cố khi lấy mẫu và xét nghiệm tại Lab; Nội dung đánh giá an toàn sinh học cấp II,...

Phó Giám đốc AoV Trịnh Thị Hương trình bày tại khóa tập huấn
Phó Giám đốc AoV Trịnh Thị Hương trình bày tại khóa tập huấn

Theo bà Trịnh Thị Hương, Phó Giám đốc AoV, cùng với việc mang lại cho học viên những kiến thức, kỹ năng để bảo vệ bản thân trong quá trình thực hiện các công việc liên quan; đảm bảo an toàn cho người thân và cộng đồng khỏi những nguy cơ mắc, lây nhiễm các bệnh truyền nhiễm do mất an toàn sinh học gây ra, việc thực hiện hiệu chuẩn thiết bị PXN đột xuất hoặc theo định kỳ rất quan trọng.

Theo bà Hương, “Điều đó sẽ góp phần hỗ trợ cán bộ y tế của tỉnh Hà Tĩnh an toàn hơn khi thực hiện công việc, đặc biệt khi tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào công tác phòng, chống các dịch bệnh có nguy cơ lây lan cao trên địa bàn, trong đó có dịch COVID-19”.

“Hiệu chuẩn thiết bị còn là yêu cầu bắt buộc, đáp ứng điều khoản 6.4 trong tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017; điều khoản 5.3.1.4 trong tiêu chuẩn ISO/IEC 15189:2012 và điều khoản 1.11 – Chương V của Quyết định 2429/QĐ-BYT. Qua đó, giúp PXN kiểm soát được độ chính xác của thiết bị trước khi sử dụng, góp phần làm tăng tính tin cậy của kết quả xét nghiệm và đảm bảo ổn định kết quả của các phép thử” bà Hương nhấn mạnh.

“Đơn cử như đối với tủ an toàn sinh học, các thông số như leaktest hepa, tốc độ dòng khí, đường dòng khí, đèn tím, ánh sáng trắng,… phải được kiểm soát và hiệu chuẩn kịp thời. Nếu không đảm bảo kỹ thuật, các yếu tố đó sẽ là tác nhân làm phát tán mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ PXN ra cộng đồng, và là mối nguy trực tiếp đối với đội ngũ cán bộ y tế trong PXN…”, Phó Giám đốc AoV nêu ví dụ.

Để hỗ trợ các PXN trong quản lý, theo dõi hoạt động của trang thiết bị thử nghiệm, tăng tính chủ động của việc kiểm tra, hiệu chuẩn thiết bị,… góp phần đảm bảo cao nhất an toàn sinh học PXN cũng như tính chính xác của các thiết bị, bà Trịnh Thị Hương đã giới thiệu đến các học viên Phần mềm quản lý thiết bị Phòng thử nghiệm mà AoV đang cung cấp. 

“Phần mềm này sẽ giải quyết được các vấn đề nêu trên bởi tính năng nhắc việc, cảnh báo tương tác, giúp các PXN chủ động kiểm soát tình trạng thiết bị; theo dõi tiến độ kiểm tra/hiệu chuẩn cũng như nhật ký hiệu chuẩn thiết bị một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác và bảo mật”, bà Hương chia sẻ.