Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Trao đổi về Dự thảo “Quy chế Hội viên VinaLAB”

13/08/2015

Một trong những vn đề cần có sự đổi mới hoạt động của Hội là công tác Hội viên vì Hội viên là xương sống của Hội và chất lượng hoạt động của Hội viên mới là nền tảng để Hội phát triển bền vững. Mặc dù, Quyền và Trách nhiệm của Hội viên đã được quy định trong Điều lệ Hội và cho đến nay, Hội đã có 143 Hội viên trên mọi miền đất nước nhưng hoạt động của các Hội viên chưa thực sự đóng góp nhiều vào hoạt động của Hội. Nguyên nhân này có thể do các Hội viên nhận thấy các hoạt động của Hội chưa mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các Hội viên và cũng có thể do công tác Hội viên của Hội chưa thỏa mãn niềm mong đợi của các Hội viên. 

Trước tình hình đó, Ban Thường vụ (BTV) Hội quyết định xây dựng quy chế Hội viên mới trên tinh thần cụ thể hóa các quy định về Hội viên trong Điều lệ Hội (Chương 3) nhằm xác định rõ quyền và trách nhiệm Hội viên khi tham gia hoạt động của Hội để Hội VinaLAB thực sự là ngôi nhà chung của các tổ chức, cá nhân quan tâm đến lĩnh vực thử nghiệm tại Việt Nam, các Hội viên phải thực sự là các “cổ đông” của “công ty phi lợi nhuận VinaLAB”. Bản dự thảo quy chế này đã cụ thể hóa quyền lợi của 04 nhóm Hội viên được quy định trong Điều lệ (Hội viên tập thể; Hội viên cá nhân; Hội viên liên kết; Hội viên danh dự). Tất cả các quyền lợi này đều được lượng hóa một cách cụ thể để đo lường được. Từ đó, các Hội viên có cơ sở để đo lường mức độ đáp ứng của Lãnh đạo Hội đối với các cam kết trong Quy chế. Các cam kết này có thể chưa đủ, các Hội viên có thể đóng gópbổ sung thêm cho đến khi Chủ tịch Hội phê duyệt.

Ngoài ra, dự thảo Quy chế cũng quy định mức trách nhiệm khác nhau của các Hội viên tập thể hoạt động theo các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể: các nhóm Hội viên tập thể được chia thành:

-                 -       Hội viên chỉ cung cấp dịch vụ thử nghiệm;

-       Hội viên có hoạt động thử nghiệm nhưng chỉ thử nghiệm phục vụ nghiên cứu hoặc thử nghiệm phục vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị;

-       Hội viên cung cấp dịch vụ hỗ trợ đảm bảo kết quả thử nghiệm như: Công nhận; Cung cấp mẫu PT; dịch vụ hiệu chuẩn, bảo trì thiết bị có thu phí;

-       Hội viên cung cấp máy móc thiết bị thử nghiệm, bao gồm cả thiết bị, dụng cụ hỗ trợ như: thiết bị phá mẫu, bàn thí nghiệm, tủ hốt…vv;

-       Hội viên cung cấp phần mềm quản lý phòng thử nghiệm; Cung cấp dịch vụ tư vấn/ đào tạo liên quan đến phòng thử nghiệm có thu phí.

Mức phí Hội viên quy định trong dự thảo có sự khác biệt lớn so với nhiệm kỳ II nhưng bản chất của mức phí này là sự đảm bảo của các Hội viên về sự tham gia và đóng góp trí tuệ của mình cho các hoạt động chung của Hội. Tuy nhiên, về phía ngược lại, BTV Hội cũng phải đảm bảo rằng các hoạt động của Hội thực sự có ý nghĩa và đem lại những giá trị gia tăng cho các Hội viên thì sự tham gia của các Hội viên mới có thể bền vững được.

Hội đánh giá cao sự tham gia đóng góp cho sự phát triển của Hội đối với các Hội viên cá nhân, Hội viên liên kết và Hội viên danh dự. Bản dự thảo cũng cụ thể hóa quyền lợi của các Hội viên cá nhân và xác định rằng sự đóng góp của các Hội viên cá nhân chính là trí tuệ của Hội viên. Do vậy, các Hội viên cá nhân nhận được sự ưu ái hơn so với các Hội viên tập thể về trách nhiệm của mình.

Với cách tiếp cận mới về công tác Hội viên, hy vọng rằng trong thời gian tới, Hội VinaLAB thực sự trở thành Hội mạnh, đáp ứng mong mỏi của các Hội viên và kỳ vọng của Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam.

Nguyễn Hữu Dũng - Tổng thư ký Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam

 

Trưởng ban soạn thảo 

Tin bài khác