Lễ kỷ niệm Ngày Môi trường thế giới được bắt đầu vào năm 1972 và đã phát triển trở thành một trong những phương tiện tuyên truyền quan trọng mà qua đó LHQ thúc đẩy nâng cao nhận thức về môi trường trên toàn thế giới và khích lệ sự quan tâm cũng như các hành động chính trị.
Sự phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 14000 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế - ISO là một trong những kết quả cụ thể đạt được theo sau Hội nghị LHQ về Môi trường và Phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro vào năm 1992, đã đưa vào cam kết hành động của Tổ chức ISO nhằm hỗ trợ các mục tiêu phát triển bền vững đã được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh về Trái đất lần đầu tiên.
Về bản chất, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 cung cấp một khuôn khổ hoạt động cho các tổ chức lớn và nhỏ, trong ngành sản xuất và dịch vụ, trong các lĩnh vực dịch vụ công và tư nhân, trong các nền kinh tế đã được công nghiệp hóa, nền kinh tế đang phát triển lẫn nền kinh tế đang trong thời kỳ chuyển đổi, nhằm mục đích:
Vào cuối tháng 12 năm 2009, 13 năm sau khi xuất bản phiên bản đầu tiên của tiêu chuẩn ISO 14001, trong đó đưa ra các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường, tiêu chuẩn này đã được sử dụng và thực thi tại 159 quốc gia và nền kinh tế. Đối tượng sử dụng tiêu chuẩn này bao gồm cả các tổ chức thuộc khu vực dịch vụ công và tư nhân, cả quy mô lớn và nhỏ, cả trong ngành sản xuất và cung cấp dịch vụ, và trong các nền kinh tế đã phát triển và đang phát triển.
Ngoài tiêu chuẩn ISO 14001, bộ tiêu chuẩn ISO 14000 còn bao gồm 22 tiêu chuẩn khác giúp giải quyết các thách thức cụ thể như quá trình phân tích vòng đời (Life Cycle Analysis - LCA, việc dán nhãn môi trường (environmental labelling) và các loại khí nhà kính.
Tiêu chuẩn ISO 14064:2006 và ISO 14065:2007 cung cấp một khuôn khổ hành động thống nhất mang tính quốc tế áp dụng cho việc đo lường mức phát thải khí nhà kính (GHG) và kiểm chứng các công bố về lượng phát thải GHG để đảm bảo rằng "một tấn carbon luôn luôn là một tấn carbon". Nhóm tiêu chuẩn này hỗ trợ các chương trình giảm phát thải GHG và cũng hỗ trợ cho các chương trình kinh doanh quyền phát thải. Ngoài sự công nhận bởi Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC), các tiêu chuẩn này cũng đang được thực thi hằng ngày bởi các đối tượng sử dụng khác nhau ví dụ như một xưởng in của New Zealand, một công ty vận tải biển của Na Uy, một công ty xây dựng của Ấn Độ và một tổ chức của Tây Ban Nha, một trong những nhà cung cấp cơ sở hạ tầng vận tải lớn nhất trên thế giới.
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là phần đóng góp rõ rệt nhất của Tổ chức ISO cho môi trường. Tuy nhiên, thêm vào đó, Tổ chức ISO còn cung cấp một tập hợp phong phú các phương pháp phân tích và kiểm tra, thử nghiệm và lấy mẫu đã được tiêu chuẩn hóa nhằm giải quyết những thách thức môi trường cụ thể. Tổ chức ISO đã phát triển trên 650 Tiêu chuẩn Quốc tế được sử dụng cho việc giám sát các khía cạnh ví dụ như chất lượng không khí, nước, đất và bức xạ hạt nhân.
Những tiêu chuẩn này chính là các công cụ hữu hiệu cung cấp cho doanh nghiệp và chính phủ nguồn dữ liệu có giá trị về mặt khoa học về những tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế. Những tiêu chuẩn này cũng có thể được sử dụng làm cơ sở kỹ thuật cho các quy định về môi trường. Những công việc khác liên quan đến môi trường của Tổ chức ISO cũng bao gồm xây dựng các tiêu chuẩn áp dụng cho thiết kế các tòa nhà, hoặc cải tạo lại những tòa nhà nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng.
Theo www.vnpi.vn
Tin bài khác