Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Thử nghiệm thành thạo với Anh Quốc

12/01/2022

Thử nghiệm thành thạo là một yêu cầu bắt buộc đối với một Phòng thí nghiệm (PTN) được công nhận theo chuẩn mực của tiêu chuẩn quốc tế ISO/ IEC 17025. PTN tham gia chương trình sẽ có cơ hội đánh giá được năng lực thử nghiệm của đơn vị, tay nghề của nhân viên, xác định được độ tin cậy của kết quả thử nghiệm. Ngoài ra, qua chương trình, PTN có thể tìm hiểu, khảo sát về các phương pháp thử mới, các thiết bị sử dụng, các quá trình nghiên cứu, cải tiến phương pháp thử, kiểm tra chất chuẩn.

Tại Việt Nam hiện có một số tổ chức cung cấp các chương trình thử nghiệm thành thạo, tuy nhiên số lượng, lĩnh vực thử nghiệm thành thạo còn hạn chế, số lượng PTN tham gia rất ít nên khó tổ chức làm cho PTN ít có cơ hội để tham gia.

Ngày 12/01/2011 vừa qua, tại Văn phòng Hội các Phòng thí nghiệm Vinatest, 49 Pasteur, Q.1, Tp Hồ Chí Minh, ông Đinh Văn Trữ, Chủ Tịch Vinatest đã có buổi làm việc với đại diện của Tổng Lãnh sự quán Anh Quốc tại TP Hồ Chí Minh là bà Lê Mai Hoàng Giao, trợ lý thương mại và Đầu tư – Cơ quan thương mại và đầu tư Anh Quốc về việc hợp tác tổ chức, tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo (Proficiency Testing) cho các PTN Việt Nam với các PTN Anh Quốc cũng như các nước trên thế giới.

Được biết, đây là các chương trình thử nghiệm thành thạo được tổ chức FAPAS thực hiện. FAPAS là thành viên của Cục Nghiên cứu Thực phẩm và Môi trường (Food and Enviroment Research Agency – FERA) trực thuộc bộ Môi trường, Thực phẩm và Nông thôn (Department of Enviroment, Food and Rural Affairs – DEFRA) của chính phủ Anh Quốc.

Thử nghiệm thành thạo với Anh Quốc
Thử nghiệm thành thạo với Anh Quốc

Các chương trình thử nghiệm thành thạo của FAPAS bao gồm:

  • FAPAS: Các chỉ tiêu về phân tích hóa trong lĩnh vực thực phẩm, đã có hơn 2000 PTN tham gia trên 100 quốc gia.
  • FAPAS: liên quan đến lĩnh vực vi sinh trong thực phẩm với 500 thành viên của 65 nước tham gia từ năm 1997.
  • GeMMA: quan tâm đến việc phát hiện và định lượng sinh vật biến đổi gen (Genetically Modified Organisms – GMO) trong thực phẩm, đặc biệt là đối với bắp và đậu nành.
  • LEAP: các thử nghiệm về nước, nước thải, đất nhiễm bẩn về các chỉ tiêu hóa, vi sinh, kí sinh trùng.
  • PhytoPAS: bao gồm việc phát hiện và định lượng các tác nhân gây bệnh cho thực vật thuộc họ vi khuẩn, vi rút, nấm, bao gồm Ralstonia solanacearum, Potato spindle tuber viroid (PSTVd), Clavibacter michiganensis subsp. sepedonicus va Colletotrichum acutatum;
  • Bespoke: cho phép khách hàng có thể lựa chọn, đề nghị chương trình thử nghiệm thành thạo phù hợp theo yêu cầu.

Tại các buổi tiếp xúc với các tổ chức, đơn vị quan tâm đến hoạt động này, Trợ lý thương mại và Đầu tư của Tổng Lãnh sự quán Anh Quốc cho biết FERA mong muốn thiết lập đầu mối về các chương trình thử nghiệm thành thạo tại Việt Nam như đã có tại các nước chung quanh như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Trong thời gian tới có thể các chuyên viên của FERA sẽ đến Việt Nam tiếp xúc với các PTN.

Vào những năm gần đây, một số PTN của Việt Nam như Trung tâm Kỹ thuật 3 (Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng), Trung tâm dịch vụ phân tích Thí nghiệm (Sở khoa học và Công nghệ TP Hồ Chí Minh), các trung tâm Kiểm nghiệm thuốc bảo vệ thực vật, Trung tâm Quản lý Nông Lâm sản và Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã tham gia các chương trình của FAPAS cũng như một số tổ chức thử nghiệm thành thạo khác trên thế giới. Một điều bất tiện lớn nhất hiện nay khi tham gia các chương trình thử nghiệm nước ngoài là việc chuyển giao mẫu như khai báo Hải quan, lưu kho, bảo quản, chuyên chở…làm ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả thử nghiệm.

Nếu ý tưởng và kế hoạch này thực hiện được thì các PTN của Việt Nam có cơ hội tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo nhiều hơn, chi phí giảm và tiện ích sẽ được cải thiện đáng kể.

Bạn đọc có thể tìm hiểu chi tiết tại các website:

Tin bài khác