Tại Hội thảo, các đại biểu được nghe trình bày về một số quy định của ISO về thử nghiệm thành thạo; Chính sách của VILAS về thử nghiệm thành thạo và một số thông tin về hoạt động PT; Tổ chức hoạt động thử nghiệm thành thạo theo tiêu chuẩn ISO 17043:2010 của VINALAB-PT; Quy trình thử nghiệm thành thạo; Thử nghiệm thành thạo “Công tác tổ chức và tham gia của các phòng thử nghiệm”; Thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng: Trung tâm quan trắc môi trường…
TS. Nguyễn Hữu Thiện - Chủ tịch Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam, chủ trì Hội thảo
Theo TS. Nguyễn Hữu Thiện – Chủ tịch VINALAB cho rằng, thử nghiệm thành thạo nhằm mục đích để các phòng thí nghiệm tham dự có cơ hội tự xem xét đánh giá năng lực, độ chính xác, tin cậy của các kết quả thử nghiệm của đơn vị. Bên cạnh đó, theo yêu cầu của hệ thống chất lượng áp dụng trong phòng thí nghiệm ISO/IEC 17025, các phòng thí nghiệm cũng phải thường xuyên tham gia các chương trình thử nghiệm thành thạo và điều này được xem như là một trong những chuẩn mực để được đánh giá công nhận phòng thí nghiệm.
TS Thiện cho biết thêm, khi tiến hành thử nghiệm, những mẫu có cùng xuất xứ từ một tổng thể, các kết quả thử nghiệm nếu đem đối chiếu so sánh với nhau sẽ nói lên nhiều điều về trình độ, kỹ năng của mỗi phòng thí nghiệm. Đó là mức độ tin cậy, và chuẩn xác của phương tiện đo, của phương pháp đo, môi trường đo và mức độ thành thạo của nhân viên thí nghiệm. Kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm sai khác nhau là điều đương nhiên, nhưng khi mức độ khác biệt quá lớn thì lại là điều cần xem xét. Một phòng thí nghiệm đưa ra kết quả “không giống ai” cần phải xem xét lại toàn diện bản thân mình, tìm cho được những thiếu sót để uốn nắn, khắc phục.
Bà Nor Azinan Abu Samah – Cục hóa chất Malaysia cho rằng, muốn đánh giá hoạt động của bên tham gia dựa trên các tiêu chí đã được xây dựng trước thông qua phương pháp so sánh liên phòng (ISO/IEC 17043:2010). Ngoài ra, cần so sánh liên phòng – tổ chức, thực hiện và đánh giá các phép đo hay phép thử đối với các mẫu thử giống hoặc tương tự nhau giữa hai phòng thử nghiệm trở lên phù hợp với các điều kiện đã định sẵn”.
Ông Vũ Xuân Thủy, Giám đốc Văn phòng Công nhận chất lượng (BoA) báo cáo tại hội thảo
Cũng tại Hội thảo, các đại biểu cho rằng cần tham gia PT sẽ mang lại lợi ích cho các phòng thử nghiệm trong việc chứng minh năng lực cho các đơn vị quản lý, tổ chức công nhận, khách hàng… về năng lực thí nghiệm.
Giúp các phòng thử nghiệm tham gia nhìn nhận về hệ thống chất lượng và có biện pháp cải tiến. Có rất ít các đơn vị tổ chức thử nghiệm thành thạo, so sánh liên phòng ở Việt Nam; các phòng thử nghiệm gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông về PT và khó khăn về kinh phí tham gia.
Chính vì vậy, các đại biểu cho rằng các phòng thử nghiệm nên tham gia PT hàng năm để đánh giá năng lực thí nghiệm, quy định, thiết bị…
Tin bài khác