Tiến sĩ Nguyễn Hữu Thiện, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Chủ tịch Hội các phòng Thử nghiệm Việt Nam cho rằng, an toàn thực phẩm là vấn đề được mọi người quan tâm, hội thảo này, các chuyên gia thực phẩm của Việt Nam và Nhật Bản đã giới thiệu các thông tin về quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của Việt Nam và Nhật Bản.
An toàn thực phẩm - sự quan tâm của toàn cầu
Đánh giá về những thách thức và khó khăn trong việc phân tích thực phẩm tại Việt Nam, Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Chủ tịch Hội hóa học TP.HCM cho rằng, muốn biết thực phẩm an toàn hay không phải thực hiện, phân tích giám định với những tiêu chuẩn ngày càng chặt chẽ. Hiện nay, thực phẩm giả nhãn hiệu hay thực phẩm bị thay thế những phụ gia cho phép bằng những hóa chất rẻ tiền đang đe dọa sức khỏe người tiêu dùng. Bên cạnh đó, với tốc độ đô thị hóa rất nhanh của các nước phát triển, nếu không kiểm soát kỹ được chất thải, không những ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng môi trường sống, thực phẩm.
Trên thực tế, các DN mới chỉ quan tâm nhiều đến việc kiểm nghiệm chất lượng đối với hàng XK, còn đối với thực phẩm kinh doanh trong nước còn hạn chế. Thực phẩm nhập khẩu trái phép qua biên giới thường có xuất xứ không rõ ràng, đối với thực phẩm trong nước, việc quản lý phụ gia, hóa chất chưa chặt chẽ khiến người tiêu dùng lo ngại.
Bài toán đặt ra trong an toàn thực phẩm cần sự kiểm tra, giám sát liên tục đồng bộ. Bên cạnh đó, vì phải kiểm tra quá nhiều mẫu thực phẩm cũng ảnh hưởng đến môi trường, nên thay dần việc kiểm nghiệm truyền thống thay bằng phương pháp kiểm nghiệm mới ít dùng hóa chất, dung môi - phân tích hóa học xanh.
Những nguyên nhân gây mất an toàn thực phẩm, bao gồm: vi sinh vật, những độc chất trong thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích tăng trưởng, thuốc thú y, những phụ gia thực phẩm, những độc tố sinh ra trong quá trình chế biến, thôi nhiễm từ các bao bì chứa thực phẩm…
Qua kết quả phân tích tại các phòng thí nghiệm cho thấy, từ 2013-2015 tình hình an toàn thực phẩm có tốt hơn. Nhưng để khẳng định được mức độ an toàn an thực phẩm thì việc lấy mẫu phân tích phải thường xuyên, thực hiện trên diện rộng, chứ không chỉ căn cứ vào các mẫu phân tích của các phòng thí nghiệm phân tích từ các mẫu do khách hàng gửi đến.
Tại hội thảo các giáo sư, chuyên gia về thực phẩm đã cảnh báo những tác hại trong việc sử dụng các chất cấm trong thực phẩm, đồng thời giới thiệu các phương pháp phân tích thực phẩm đảm bảo an toàn. Trong đó khuyến nghị, nên đưa phân tích hóa học xanh vào các phòng thí nghiệm mới có kết quả phân tích tốt, không ảnh hưởng đến môi trường.
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, trong thời gian gần gây, nhiều người đồn thổi có mực xé làm bằng cao su, nhưng qua phân tích các mẫu của cơ quan chức năng cho thấy, không có mực xé bằng cao su, nhưng qua phân tích chỉ có 44% chất lượng của khô mực, còn lại là đường, bột ngọt nhiều chiếm hơn 36%...
Theo Lê Thu (baohaiquan.vn)
Tin bài khác