Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Lãnh đạo phòng thử nghiệm theo khoa học (Kỳ 2)

10/06/2016

Kỳ 2: Định nghĩa về lãnh đạo trong bối cảnh chỉ đạo một phòng thử nghiệm khoa học (tiếp): Tạo tầm nhìn với tư cách lãnh đạo

Làm thế nào để cải thiện kỹ năng lãnh đạo của bạn?

Nâng cao kỹ năng lãnh đạo thường là một quá trình thử và sai, có thể đưa ra một số cách chính thức:

Tìm một người cố vấn: Để giúp bạn xác định và đạt được một mục tiêu cụ thể, xác định đúng người đúng việc. Ví dụ, nếu một trong những hạn chế của bạn là làm cho mọi người cảm thấy có giá trị cho công việc và thành tích của họ, bạn có thể muốn quan sát cách các nhà quản lý phòng thử nghiệm khác công nhận và khen thưởng nhân viên của họ và sau đó cố gắng để chế độ áp dụng thường xuyên đối với phòng thử nghiệm của riêng bạn. Bạn sẽ cần phải thực hành và có thể thay đổi cả hành vi của mình cho phù hợp. Tương tự như vậy, bạn cần hiểu về các đồng nghiệp - những phát ngôn viên tốt tới công chúng, những người có khả năng làm việc dưới áp lực, quản lý thời gian hiệu quả, hoặc có kỹ năng trong vận hành phòng thử nghiệm. Quan sát những người này và xác định cụ thể các hành vi tích cực mà họ thực hiện và sau đó cố gắng áp dụng. Bạn cũng có thể yêu cầu các đồng nghiệp cho ý kiến ​​phản hồi và tư vấn về hành vi và sự tiến bộ của riêng bạn.

Kỳ 2: Định nghĩa về lãnh đạo trong bối cảnh chỉ đạo một phòng thử nghiệm khoa học (tiếp); tạo tầm nhìn với tư cách lãnh đạo

Đọc sách và tham dự các khóa học: Bạn có thể phát triển vai trò lãnh đạo của mình bằng cách đọc sách và tham gia các khóa học được, đặc biệt là khóa học về quản lý. Một số cộng đồng khoa học cũng cung cấp các hội thảo hoặc khóa học ngắn hạn về quản lý phòng thử nghiệm kết hợp với các cuộc họp hàng năm của họ. Bạn cũng có thể tận dụng các nguồn lực sẵn có thông qua bộ phận nhân sự của tổ chức. Một số tổ chức, chẳng hạn như Trung tâm các ngành y khoa tại Đại học California-San Francisco hoặc tổ chức Đào tạo lãnh đạo phòng thử nghiệm tại Đại học California-Davis, cũng có thể mang lại các thử nghiệm và các nguồn lực khác cho tổ chức của bạn.

Nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của bạn: Trong hầu hết các trường hợp, bạn không thể thay đổi phẩm chất cá nhân của mình, nhưng nhận thức chúng có thể giúp bạn lãnh đạo hiệu quả hơn. Ví dụ, bạn có thể cải thiện hầu hết vốn quý của mình và công việc xung quanh hoặc cải thiện khả năng của bạn. Ngoài ra, tự nhận biết điểm mạnh yếu sẽ làm cho bạn ý thức hơn về tính cách của từng cá nhân trong phòng thử nghiệm từ đó hướng dẫn và hỗ trợ họ hiệu quả hơn. Bạn có thể làm các bài “test” khác nhau để giúp bạn hiểu các khía cạnh cá tính của riêng bạn và cách bạn cư xử trong các tình huống nhất định; một trong những cách tốt nhất được biết đến là Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) - Phụ lục 1 trình bày mô tả ngắn gọn về các loại nhân cách MBTI và cách  thức có thể diễn ra trong môi trường phòng thử nghiệm.

Cách thông thường để hiểu điểm mạnh và điểm yếu trong công việc là hoàn thành cái gọi là bảng câu hỏi phản hồi 360 độ. Ví dụ, Skillscope - được công bố bởi Trung tâm Lãnh đạo sáng tạo (Center for Creative Leadership), bao gồm một loạt các câu hỏi mà bạn và những người khác là người trả lời. Người giám sát bạn, người cùng cấp hay những người mà bạn giám sát đều có thể đánh giá về công việc của bạn (từ trao đổi thông tin và hỗ trợ sự phát triển chuyên nghiệp cho đội ngũ nhân viên tới khả năng tổ chức, quản trị, kỹ năng quản lý thời gian), bạn nổi trội trong khâu nào và những khâu cần cải thiện. Bảng câu hỏi cũng mang đến cho tất cả mọi người cơ hội lên tiếng liệu họ có nghĩ rằng đối với công việc của bạn, kỹ năng riêng biệt là quan trọng. Cách làm này tạo cơ hội để thảo luận và là cách rõ ràng để biết người khác đánh giá về điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Những bảng trả lời được ẩn danh ngoại trừ bảng trả lời của người giám sát.

Phần 2: Tạo tầm nhìn của bạn với tư cách là lãnh đạo

Hầu hết  mọi người hiểu rằng hiệu trưởng của một trường đại học hoặc người đứng đầu của một bệnh viện lớn phải có một tầm nhìn cho những gì anh ta hoặc cô ta muốn thực hiện, nhưng làm điều đó thế nào đối với một người điều hành một phòng thử nghiệm? Ngay cả một phòng thử nghiệm có sáu người, nếu không có tầm nhìn rõ ràng thì khả năng các thành viên sẽ theo các hướng riêng của họ, lãng phí thời gian, và phát sinh rủi ro. Phát triển một tầm nhìn cho phòng thử nghiệm để phát huy không giới hạn sự sáng tạo. Đưa ra một nền tảng cho sự sáng tạo từ đó những hướng đi mới có thể được phát triển.

"Tầm nhìn của tôi là chúng ta sẽ hướng tới tái tạo tim sau một cơn đau tim. Đây thực sự là điều tôi muốn thực hiện trong sự nghiệp của mình. Ban đầu, tôi đã lo lắng rằng tôi sẽ bị coi là ngớ ngẩn khi nói với mọi người về tầm nhìn này. Tôi nhận ra rằng mọi người khi lần đầu nghe về nó có thể thấy điều đó hơi kỳ lạ, nhưng rất nhanh chóng, khi họ nghe thêm lần nữa và lần nữa, họ bắt đầu gật đầu và đồng ý. Có một tầm nhìn rõ ràng sẽ giúp truyền cảm hứng tới mọi người, thôi thúc họ thực hiện những nhiệm vụ tiếp nối những gì bạn đang thực hiện”

Charles Murry, Trường Đại học Y Washington

Làm thế nào để tạo ra “tuyên bố sứ mệnh”?

Nền tảng để thực hiện một tầm nhìn cho phòng thử nghiệm của bạn là “tuyên bố sứ mệnh”. Nó mô tả các loại nghiên cứu bạn muốn làm, động lực những nghiên cứu đó, và bầu không khí mà bạn muốn làm việc. Nó nên đi vào xem xét lịch sử và những thách thức hiện tại của phòng thử nghiệm và những gì bạn muốn đạt được trong ngắn hạn và dài hạn, hướng đến công việc tương lai bộ phận nói riêng và toàn thể tổ chức của bạn nói chung. Khi bạn triển khai “tuyên bố sứ mệnh”, bạn có thể trình bày bằng lời nói với các đồng nghiệp và người đứng đầu bộ phận của bạn trong một không khí thân mật. Tuyên bố nên được viết trong khoảng một đoạn văn.

Khi triển khai “tuyên bố sứ mệnh” của bạn, hãy ghi nhớ những điểm sau đây:

  • Khẳng định những giá trị mà bạn muốn cho phòng thử nghiệm của bạn (ví dụ, xuất sắc về khoa học, kỷ luật, tinh thần đồng đội, sự cạnh tranh).
  • Xem xét các mục tiêu xã hội và tài chính của bạn ngoài những vấn đề khoa học.
  • Dự thảo một tuyên bố rằng bạn cảm thấy thoải mái trong trao đổi thông tin với đồng nghiệp cùng cấp, cấp trên và các thành viên của phòng thử nghiệm.

Sau đây là hai mẫu “tuyên bố sứ mệnh”:

  • Mục tiêu của phòng thử nghiệm của chúng tôi là trở thành một trong những phòng thử nghiệm thành công nhất và có uy tín trong lĩnh vực di truyền học ung thư. Mục tiêu cuối cùng là để giúp phát triển các liệu pháp tốt hơn và phương pháp chữa trị căn bệnh ung thư. Chúng tôi sẽ hợp tác với các nhà nghiên cứu khác trong khu vực, chia sẻ kết quả và thuốc thử. Chúng tôi sẽ được đánh giá là công bằng và chuyên nghiệp.
  • Mục đích của phòng thử nghiệm của chúng tôi là hiểu được cơ chế các tế bào chuyển hóa protein. Cụ thể, chúng tôi sẽ tập trung những thử thách kỹ thuật mà những bên khác chưa thể vượt qua. Tập trung chính của phòng thử nghiệm là đào tạo những thế hệ nhà khoa học kế cận. Chúng tôi sẽ tạo một môi trường có lợi cho việc học tập và thử nghiệm những kỹ năng mới.

Hãy nhớ rằng, “tuyên bố sứ mệnh” không phải là kế hoạch hành động hay bản đồ chiến lược cho phòng thử nghiệm, nhưng chúng phục vụ để hình thành những yếu tố cần thiết. Ngoài ra, chúng không giữ nguyên mà sẽ phát triển và thay đổi theo thời gian.

Một khi bạn có một “tuyên bố sứ mệnh” mà bạn cảm thấy tâm đắc, bạn bắt đầu nói về nó nhiều hơn với những người trong phòng thử nghiệm. Hãy đề cập vấn đề này trong các cuộc họp của phòng thử nghiệm, với những người mới gia nhập và mỗi khi bạn ngồi xuống để viết. Mỗi quyết định bạn đưa ra kể từ bây giờ, từ tuyển nhân viên đến lựa chọn dự án khoa học cho phòng thử nghiệm, thiết lập cách thức truyền đạt thông tin phải được thực hiện dựa trên tuyên bố sứ mệnh này.

Xem thêm:

Nguồn: Quỹ Burroughs Wellcome và Viện y khoa Howard Hughes
(Bản quyền được bảo hộ)

Tin bài khác