Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Sản xuất Prebiotic từ vi khuẩn Lactic trong sản xuất thức ăn cho Tôm hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp

08/01/2025

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm được nuôi chủ yếu ở các nước châu Á, bao gồm Thái Lan, Trung Quốc và Việt Nam....Gần đây, có sự xuất hiện của bệnh trên tôm nuôi nước lợ, thường được gọi là "hội chứng tử vong sớm" (AHPND) hay còn gọi là "bệnh hoại tử gan tụy cấp tính" (AHPND), bệnh này được phát hiện lần đầu ở miền nam Trung Quốc năm 2010 và sau đó là ở Việt Nam, Thái Lan và Malaysia Bệnh AHPND/AHPND thường ảnh hưởng đến tôm nuôi trong giai đoạn hậu ấu trùng 20-30 ngày sau khi thả nuôi và thường gây ra tử vong đến 100%.

Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất prebiotic từ vi khuẩn Lactic ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho Tôm nhằm hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp

Tác nhân gây bệnh là do vi khuẩn Vibrio harveyi, và Vibrio parahaemolyticus. Bệnh tôm chết sớm gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng cho các hộ nuôi tôm ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Hiện nay, bệnh hoạt tử gan tụy cấp đứng thứ 2 trong số các các bệnh gây hại cho Tôm về diện tích nhiễm bệnh nhưng thiệt hại lại là lớn nhất. Bệnh viêm gan tụy cấp không chỉ xuất hiện ở cở Tôm nhỏ (hậu ấu trùng) mà còn xuất hiện ở cả Tôm lớn thậm chí đến cở tôm 80-100 con/kg và xuất hiện với cả Tôm Sú. Việc phòng trị bệnh theo phương pháp không kháng sinh là nhiệm vụ quan trọng và cấp bách cho ngành nuôi tôm Việt Nam. Vì thế, nhóm nghiên cứu của TS. Nguyễn Hữu Thanh tại Đại học An Giang đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất prebiotic từ vi khuẩn Lactic ứng dụng trong sản xuất thức ăn cho Tôm nhằm hạn chế bệnh hoại tử gan tụy cấp (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease - AHPND)” trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2021.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng qui trình sản xuất chế phẩm sinh học prebiotic từ vi khuẩn Lactic (Bifidobacterium bifidum và Lactobacillus plantarum) ứng dụng prebiotic này vào sản xuất thức ăn tôm nhằm hạn chế bệnh AHPND trên tôm thẻ chân trắng và tôm sú giai đoạn ấu trùng.

Dưới đây là một số nội dung chính của nghiên cứu:

- Đã đánh giá ảnh hưởng của stress pH, muối, đường …tới khả năng sản xuất EPS ở vi khuẩn L. plantarum VAL6, Bifidobacterium bifidum hay nhóm vi khuẩn Lactic khác.

- Phát triển qui trình và sản xuất EPS từ thực vật ứng dụng làm tăng hệ miễn dịch cho Tôm, giúp tôm kháng nhiều bệnh.

- Đánh giá ảnh hưởng của EPS tới khả năng kháng các bệnh khác như đốm trắng, đầu vàng, phân trắng và đỏ đuôi….

- Khảo sát khả năng bảo quản của chế phẩm trong thời gian lâu dài với các điều kiện bao gói và nhiệt độ bảo quản khác nhau.

- Mở rộng qui mô thực nghiệm chế phẩm EPS-BFc và EPS LPn trên 100 – 200 ha nuôi trong 4-5 vụ liên tiếp cả tôm thẻ chân trắng và tôm sú nhằm đánh giá toàn diện hơn chất lượng sản phẩm

Sản phẩm của nghiên cứu được áp dụng trực tiếp vào hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp là bằng chứng chứng minh các ứng dụng của lĩnh vực khoa học công nghệ nói chung và các hệ thống, công cụ năng suất chất lượng nói riêng có thể góp phần thiết thực vào tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, giúp Việt Nam từng bước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng góp phần vào thực thi và hoàn thiện các mô hình năng suất, chất lượng quốc gia mà Việt Nam đã và đang xây dựng nhằm đảm bảo mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng nuôi tôm.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20441//2022) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn Vista.

Tin bài khác