Kỳ 1: Định nghĩa về lãnh đạo trong bối cảnh chỉ đạo một phòng thử nghiệm khoa học
Bạn là quản lý phòng thử nghiệm chính nhờ vào sự sáng tạo và chuyên môn khoa học của bạn. Nhưng bạn nhanh chóng nhận ra rằng các hoạt động từ ngày này qua qua ngày khác đối với các phòng thử nghiệm đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo và sự quản lý mạnh mẽ.
Bài viết mô tả các kỹ năng và năng lực liên quan đến lãnh đạo và quản lý một nhóm người. Đưa ra một số gợi ý về cách thức để thực hiện. Được chia thành bốn phần chính. Phần đầu tiên nêu định nghĩa về lãnh đạo trong bối cảnh chỉ đạo một phòng thử nghiệm khoa học. Phần thứ hai mô tả quá trình phát triển tầm nhìn cho phòng thử nghiệm; Vai trò chính của bạn là một nhà lãnh đạo phải tổ chức và tạo động lực cho những người trong phòng thử nghiệm của mình để thấy được tầm nhìn này. Phần thứ ba là phương pháp lãnh đạo khác nhau và làm thế nào bạn có thể tiến hành phát triển phong cách riêng của bạn. Phần thứ tư bàn về vai trò của người lãnh đạo phòng thử nghiệm trong việc xây dựng và duy trì hiệu quả nhóm, đó là làm thế nào để giao tiếp với những người trong phòng thử nghiệm của bạn, thúc đẩy họ, nhằm đưa ra quyết định và giải quyết xung đột, thiết lập và thực thi quy tắc ứng xử. Bài viết chủ yếu dựa trên các tài liệu do Edward O'Neil, Giám đốc Trung tâm về các ngành về y tế tại Đại học California-San Francisco phát triển, và dựa trên các cuộc phỏng vấn với các nhà khoa học có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các chương trình nghiên cứu trong phòng thử nghiệm.
“ Nếu phải đưa ra một lời khuyên thì đó là: mặc dù bạn được thuê bởi kỹ năng khoa học và tiềm năng nghiên cứu, thành công cuối cùng của bạn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hướng dẫn, chỉ đạo, và trao quyền cho người khác thực hiện tốt nhất công việc của họ.”
Thomas Cech, HHMI
Trước khi đi vào chi tiết về trách nhiệm của người đứng đầu một phòng thử nghiệm, hoặc nhà nghiên cứu chính (PI), cần phải hiểu lãnh đạo là gì. Lãnh đạo là dẫn dắt một nhóm người để đưa ra một tầm nhìn về những gì cần phải được thực hiện. Như vậy, theo O'Neil, lãnh đạo bắt đầu với một tầm nhìn và đòi hỏi phải có mối liên hệ với những người khác để hoàn thành nhiệm vụ.
Lãnh đạo = Tầm nhìn + Mối liên hệ + nhiệm vụ
Trong thực tế, điều này có nghĩa rằng các nhà lãnh đạo phải thực hiện một số chức năng, từ việc lên một chiến lược khoa học, tới việc thúc đẩy mọi người và việc quản lý ngân sách.
Một nhà lãnh đạo phòng thử nghiệm phải tạo ra một tầm nhìn và định hướng cho các phòng thử nghiệm. (Xem "Tạo tầm nhìn với tư cách là một nhà lãnh đạo", Kỳ 2.
Một nhà lãnh đạo cần có khả năng tạo cho những người khác trong phòng thử nghiệm làm việc một cách thống nhất. Do đó, một nhà lãnh đạo phải:
Một nhà lãnh đạo cũng phải quản lý các hoạt động của các thành viên trong phòng thử nghiệm. Điều này đòi hỏi các PI hiểu các hoạt động cốt lõi mà người đó có trách nhiệm chỉ đạo. Ngoài một số kiến thức cơ bản về các công cụ khoa học và quy trình được sử dụng trong các phòng thử nghiệm, các PI cũng phải có khả năng:
Mặc dù lãnh đạo và quản lý thường được sử dụng thay thế cho nhau, nhưng không có nghĩa giống nhau. Một nhà lãnh đạo có ảnh hưởng đến ý kiến và thái độ của người khác để thực hiện mục tiêu chung. Một người quản lý, mặt khác, chủ yếu là một quản trị viên, những người bảo đảm về con người và thực hiện quy trình để đạt được mục tiêu mong muốn. Các nhà quản lý cần phải có khả năng lập kế hoạch, ngân sách, tổ chức và giải quyết vấn đề, giữ hệ thống phức tạp giữa con người và công nghệ chạy trơn tru. Là người đứng đầu của một phòng thử nghiệm khoa học, bạn sẽ cần phải vừa là một nhà lãnh đạo và vừa là một nhà quản lý.
Một số kỹ năng lãnh đạo đề cập ở trên, chẳng hạn như phát triển một tầm nhìn, có thể dễ dàng đối với bạn, trong khi những kỹ năng khác, chẳng hạn như thúc đẩy mọi người trong phòng thử nghiệm hoặc giao trách nhiệm, có thể khó khăn hơn. “Phát triển Lãnh đạo " là quá trình nâng cao kỹ năng lãnh đạo của bạn. Liên quan đến việc thiết lập một hoặc một số mục tiêu để trở thành một nhà lãnh đạo tốt hơn và thực hiện để đạt được kế hoạch. Dưới đây là một số lời khuyên về việc làm thế nào để đạt được.
- Chọn một thói quen mà bạn muốn thay đổi: Một cuộc xung đột nảy sinh giữa hai nghiên cứu sinh trong phòng thử nghiệm; dự án của họ đã thiết lập và bây giờ họ đang cạnh tranh với nhau về việc ai sẽ chịu trách nhiệm. Bạn nhận ra rằng bạn phải theo dõi chặt chẽ hơn về các thử nghiệm được thực hiện của tất cả mọi người trong phòng thử nghiệm của mình, cũng như về sự tương tác giữa con người.
- Chọn một mục tiêu cụ thể cho việc thay đổi thói quen: Bạn nên chọn một mục tiêu càng cụ thể càng tốt và trong điều kiện rõ ràng, đo lường được. Ví dụ, mục tiêu "Tôi sẽ tốt hơn khi giao tiếp với mọi người trong phòng thử nghiệm" không phải là rõ ràng, cũng không dễ dàng để đánh giá. Bạn sẽ có nhiều khả năng để đạt được mục tiêu như "Tôi sẽ gặp gỡ hàng tuần với các tiến sĩ đang làm việc theo dự án X để thảo luận theo một tiến trình, cách thức trực tiếp và cởi mở về dự án và bất kỳ vấn đề có thể ảnh hưởng đến công việc".
- Xác định thời gian hoàn thành: Bạn cần phải có một thời hạn thực tế để đánh giá sự tiến bộ của bạn. Ví dụ, "Trong một tháng, tôi sẽ biết những gì tất cả mọi người trong phòng thử nghiệm làm việc và sẽ thiết lập các cuộc họp theo lịch trình với từng người”.
- Đánh giá sự tiến bộ: Ngay từ đầu bạn nên nêu rõ các kết quả mong đợi từ mục tiêu của bạn, do đó bạn sẽ biết liệu đã đạt được hay chưa. Các câu hỏi có thể được đưa ra:
Để biết kế hoạch của bạn có hiệu quả hay không, bạn sẽ cần phải tạo ra các kênh mở phản hồi. Điều này liên quan đến việc yêu cầu mọi người trong phòng thử nghiệm của bạn cung cấp thông tin phản hồi về cách thức thực hiện so với kế hoạch.
Nguồn: Quỹ Burroughs Wellcome và Viện y khoa Howard Hughes
(Bản quyền được bảo hộ)
Tin bài khác