Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Chia sẻ về máy khối phổ so sánh tỉ lệ đồng vị (IRMS)

26/02/2016

Tiến sĩ Paula Rose - một nhà nghiên cứu khoa học tại Khoa Khoa học môi trường và Vật lý, Đại học Texase A&M – Corpus Christi. Bà điều hành Phòng thử nghiệm đồng vị nòng cốt (ICL), một phòng thử nghiệm mới, đặt tại Trung tâm Tài nguyên Thiên nhiên của trường Đại học. ICL hiện đang hỗ trợ nghiên cứu cho một vài phòng thử nghiệm khác trong khuôn viên trường. Tiến sĩ Rose nhận bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ về khoa học biển tại Trường Khoa học hải dương và Khí quyển thuộc Đại học Stony Brook (New York) và từng là một Nghiên cứu sinh hậu tiến sĩ của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia với Phòng thử nghiệm Nghiên cứu Hải quân ở Washington, D.C trước khi bà đến Texas A&M-Corpus Christi.

Tiến sĩ Paula Rose
Tiến sĩ Paula Rose

Hỏi: Phòng thử nghiệm (PTN) của bà hiện đang làm gì? Bà dùng khối phổ để làm gì trong nghiên cứu của mình?

Đáp: Chúng tôi chuẩn bị và phân tích các mẫu sinh vật và môi trường cho việc phân tích đồng vị ổn định bằng cách sử dụng máy khối phổ so sánh tỉ lệ đồng vị (Isotope ratio mass spectrometer - IRMS). Tôi đã bắt đầu sự nghiệp nghiên cứu của mình trên đồng vị phóng xạ sử dụng khối phổ tia gamma khoảng 15 năm trước và mở rộng thêm đồng vị ổn định và IRMS khoảng 6 năm trước.

Hỏi: PTN của bà khá là mới, vừa kỷ niệm một năm thành lập. Bà có thể cho biết thêm một chút về PTN của bà không?

Đáp: Chúng tôi đã hoàn tất việc lắp đặt máy phân tích nguyên tố, máy sắc ký khí và gas bench cần thiết cho IRMS vào năm ngoái. Trong năm qua, chúng tôi đã phân tích hàng nghìn mẫu. Hầu hết các mẫu là mẫu sinh vật – thường quan sát các động lực lưới thức ăn.

Hỏi: Tính năng nào là quan trọng nhất cần có trong hệ thống khối phổ dùng cho nghiên cứu cùa bà?

Đáp: Sẽ rất tốt nếu có thể tập trung nguồn vào dễ dàng hơn. Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng với một máy khối phổ so sánh tỷ lệ đồng vị.

Hỏi: Những thách thức chính nào mà bà phải đối mặt?

Đáp: Một số thách thức chính mà tôi phải đối mặt là sự chuẩn bị và đưa mẫu vào thích hợp cũng như độ ổn định của thiết bị.

Hỏi: Bà đã xử lý những thách thức này như thế nào?

Đáp: Thành thực mà nói, với sự kiên trì, phải mất thời gian để tìm ra vấn đề thực sự là gì và sau đó cần nhiều thời gian hơn để giải quyết vấn đề.

Hỏi: Vấn đề cụ thể nào trong việc chuẩn bị mẫu mà là thách thức?

Đáp: Đó là cả về thời gian và việc đảm bảo chuẩn bị mẫu chính xác. Ví dụ, đưa mẫu vào máy phân tích nguyên tố có giao tiếp với máy khối phổ so sánh tỷ lệ đồng vị yêu cầu mẫu được chuẩn bị rất tốt để chúng không bị mắc kẹt trong máy lấy mẫu tự động. Nghĩa là đảm bảo mẫu không bị dính dị vật nhỏ và mẫu đúng hình dạng, kích thước. Mẫu có thể rất nhỏ nên việc xử lý mẫu cũng rất khó khăn.

Hỏi: Theo bà, những xu hướng nào là quan trọng về khối phổ trong tương lai?

Đáp: Phát triển phương pháp đối với phân tích đồng vị ổn định cho hợp chất cụ thể là điều mà tôi thấy PTN đang hướng đến. Điều này cho phép chúng tôi mở rộng khả năng phân tích tại trường đại học cũng như mở rộng cơ sở của khách hàng. Chúng tôi hiện đang làm việc với các trường đại học nhưng chúng tôi cũng có thể mở rộng để hợp tác, không chỉ với các trường đại học khác mà còn với ngành công nghiệp.

Hỏi: Điều gì bà thích nhất khi làm việc với máy khối phổ so sánh tỷ lệ đồng vị?

Đáp: Trên thực tế, khi các dụng cụ sản xuất dữ liệu tốt, độ chính xác của các thiết bị này khá đáng kể và vì thế mang lại cho tôi, một nhà hóa học, niềm vui lớn.

Hỏi: Với tất cả những gì PTN của bà đã đạt được trong năm qua, điều gì làm bà tự hào nhất?

Đáp: Có hai điều khiến tôi tự hào nhất là về số lượng mẫu chúng tôi đã phân tích trong năm qua và chất lượng của dữ liệu được đưa ra bởi PTN.

Theo www.labmanager.com