Nhằm thi hành các cam kết về loại bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đang đàm phán như Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP…. việc rà soát các nội dung quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đồng thời giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật trong hơn 14 năm vừa qua, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.
Nhằm thi hành các cam kết về loại bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đang đàm phán như Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP…. việc rà soát các nội dung quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đồng thời giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật trong hơn 14 năm vừa qua, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.
Trong khi đó, đối với tổ chức đánh giá sự phù hợp thì hiện nay tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa chưa có quy định về việc kiểm tra hoạt động khẳng định tính chính xác của mỗi kết quả đánh giá sự phù hợp của tổ chức đánh giá sự phù hợp của nước ngoài. Đối với kết quả đánh giá sự phù hợp thì theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa, hàng hóa nhập khẩu thuộc nhóm 2 phải được kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu, trong đó có quy định phải thực hiện việc đánh giá sự phù hợp trừ trường hợp kết quả đánh giá sự phù hợp tại nước xuất khẩu đã được thừa nhận hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định tại Việt Nam nhưng thực hiện hoạt động đánh giá tại nước xuất khẩu. Còn đối với hàng hóa nhóm 1 thì không quy định phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.
Trong Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP quy định không được yêu cầu tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành thử nghiệm hoặc chứng nhận sản phẩm, hoặc tổ chức đánh giá sự phù hợp tiến hành kiểm định phải đặt tại lãnh thổ của mình; Không được đưa ra yêu cầu bắt buộc các tổ chức đánh giá sự phù hợp nằm ngoài lãnh thổ phải mở văn phòng hoạt động trên lãnh thổ của Bên đó; Phải cho phép các tổ chức đánh giá sự phù hợp trong các lãnh thổ của các Bên khác nộp hồ sơ để xác nhận rằng họ đã tuân thủ theo các quy trình, tiêu chí và điều kiện khác mà Bên đó yêu cầu để chấp nhận năng lực của các tổ chức này hoặc để cho phép họ tiến hành thử nghiệm hoặc chứng nhận sản phẩm hoặc tiến hành kiểm định. Tuy nhiên, hiện nay tại Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật quy định tổ chức chứng nhận nước ngoài phải thành lập Chi nhánh tại Việt Nam và thực hiện đăng ký theo quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa. Việc đăng ký hoạt động đánh giá sự phù hợp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2016/NĐ-CP, Nghị định số 154/2018/NĐ-CP.
Do đó, để nhằm thi hành các cam kết về loại bỏ rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết, tham gia và đang đàm phán như Hiệp định CPTPP, EVFTA, RCEP… việc rà soát các nội dung quy định tại Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế, đồng thời giải quyết được các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Luật trong hơn 14 năm vừa qua, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ.
Nguồn VietQ.
Tin bài khác