Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Quản lý phòng thử nghiệm để đạt được sự hợp tác, đồng thuận

20/03/2020

Quản lý phòng thử nghiệm/phòng thí nghiệm luôn là một công việc vô cùng khó khăn với những nhà quản lý. Để duy trì hoạt động phòng thí nghiệm được trơn tru cũng cần rất nhiều yếu tố. Vinlab sẽ chia sẻ cho bạn những bước để làm công tác quản lý tốt PTN hơn trong bài viết sau.

Là một nhà quản lý của một phòng thử nghiệm, bạn có ba sự lựa chọn khi một nhiệm vụ cần phải được thực hiện trong phòng thử nghiệm của bạn:

1. Bạn có thể tự làm điều đó.

2. Bạn có thể giao phó cho một người cụ thể.

3. Bạn có thể giao cho một nhóm người (hai hoặc nhiều hơn) để hoàn thành nhiệm vụ.

Sự lựa chọn cuối cùng yêu cầu một sự hợp tác thật hoàn hảo khi công việc phức tạp và yêu cầu chuyên môn từ nhiều kĩnh vực khác nhau. Đơn giản là vì một người không thể có tất cả thông tin hoặc các câu trả lời.

Quản lý phòng thử nghiệm - Đạt được sự hợp tác, đồng thuận
Quản lý phòng thử nghiệm - Đạt được sự hợp tác, đồng thuận

Tuy nhiên, chỉ đưa mọi người tập hợp lại với nhau không có nghĩa là họ sẽ phối hợp tốt và đạt được kết quả mong muốn. Theo kinh nghiệm được các nhà quản lý phòng thử nghiệm chia sẻ, có bảy bước các nhà quản lý cần phải làm để đảm bảo cho nhóm làm việc phát huy hết khả năng từng thành viên, có các cuộc thảo luận ý nghĩa, đưa ra các quyết định tốt nhất và cam kết quyết định được thực hiện một cách nhanh chóng:

Bước 1: Thiết lập các sắc thái

Với vai trò lãnh đạo, bạn sẽ trở thành chất xúc tác cho sự hợp tác diễn ra. Là chất xúc tác, bạn thiết lập sắc thái cho nhóm làm việc. Những người trong nhóm của bạn trông đợi để mô hình hóa các hành vi mà bạn tìm kiếm, do đó phải chú ý tới những gì bạn nói cũng như những gì bạn làm.

Bước 2: Xác định rõ mục tiêu

Bất cứ khi nào bạn tập hợp mọi người lại với nhau (một trong hai mặt đối mặt hoặc gần như vậy), làm rõ các mục tiêu tổng thể (nếu nó là một trong một loạt các cuộc họp) cũng như các mục tiêu và tính khả thi của cuộc họp cụ thể.

Bước 3: Tạo Danh mục các khả năng

Một khi bạn đã lên các chủ đề, bài toán hoặc vấn đề, bạn phải mời thảo luận xung quanh chủ đề này. Thông thường, điều này bắt đầu với hình thức của "danh mục" những ý tưởng hay "động não" những ý tưởng mới.

Bước 4: Tổ chức danh mục của bạn

Một khi bạn hoàn thành cuộc họp “động não” của bạn, bạn có thể tổ chức các ý tưởng theo một trong ba cách khác nhau:

  • Tổng hợp: Bạn có thể tóm tắt những gì đã được thảo luận bằng cách tổng hợp tất cả các ý tưởng vào một số ít các tiêu đề hoặc điểm nổi bật.
  • Sắp xếp: Bạn có thể nhóm các ý tưởng vào một vài danh mục có thể quản lý hoặc trong một dòng chảy cụ thể, ví dụ thời gian, quá trình, một cách liên tục, v.v.
  • Ưu tiên:  Bạn có thể có nhóm thu hẹp một bể các ý tưởng vào một danh sách ưu tiên nhỏ hơn.

Hoặc, bạn có thể kết hợp chúng. Ví dụ, đầu tiên bạn sắp xếp và sau đó ưu tiên các danh mục.

Bước 5: Quyết định những ý tưởng theo đuổi

Hầu hết thời gian, nhóm làm việc phải đối mặt với một sự lựa chọn trong số rất nhiều lựa chọn. Nếu nhóm quan tâm và có thời gian, có thể kết hợp, sáng tạo và tổng hợp các mục vào một ý tưởng tốt hơn. Nhóm xây dựng một sự đồng thuận cao nhất và phấn đấu để đạt được một quyết định phản ánh tốt nhất suy nghĩ của tất cả những người tham gia.

Bước 6: Hành động

Nếu không có hành động, cuộc họp là một sự lãng phí thời gian của mọi người, do đó hãy chắc chắn rằng hành động phải được xác định cùng với một thời hạn và tên của ít nhất một người có trách nhiệm.

Bước 7: Thừa nhận thành công

Một sự công nhận cho những đóng góp cá nhân của từng người đến kết quả chung. Một số người muốn được thừa nhận công khai và một số khác muốn bạn thể hiện sự đánh giá cao của bạn một cách kín đáo hơn. Bất kể ra sao, cần dành thời gian để thừa nhận đóng góp của mỗi cá nhân theo cách mà họ muốn.

Một nhà quản lý nói chung và quản lý phòng thử nghiệm nói riêng đều cần lưu giữ bảy bước này trong tâm trí khi làm việc nhóm để đạt được kết quả đáng kinh ngạc.

Hoài Anh dịch