Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Phương pháp tiếp cận vòng đời với việc xác định giá trị, thẩm tra và chuyển giao phương pháp.

10/04/2015

Greg Martin là chủ tịch của Complectors Consulting (www.complectors.com), có trụ sở tại Pottstown, PA, nơi cung cấp tư vấn và đào tạo trong lĩnh vực phân tích hóa học dược phẩm, Ông Martin đã có hơn 25 năm kinh nghiệm trong ngành công nghiệp dược phẩm và là giám đốc phân tích hóa học dược phẩm cho một công ty dược phẩm lớn trong vài năm. Ngoài ra, ông đã tình nguyện tham gia Dược điển Hoa Kỳ (USP) trong hơn 10 năm và hiện là Phó Chủ tịch của Ủy ban Chuyên gia Phân tích vật lý – Đề tài chung đồng thời cũng phục vụ Ban chuyên gia về việc Xác định giá trị và Thẩm tra; Khối lượng và Cân bằng dung môi tồn dư và Sử dụng Enzyme để Thử nghiệm sự phân hủy của Viên nang Gelatin. Dưới đây là bài phỏng vấn ông về cách tiếp cận vòng đời với việc xác định giá trị, thẩm tra và chuyển giao phương pháp.

Câu hỏi: Ban chuyên gia xác định giá trị và thẩm tra USP gần đây đã đề xuất kết hợp các cách tiếp cận truyền thống cho việc xác định, chuyển giao và thẩm tra phương pháp vào quá trình vòng đời phân tích quy trình thay vì xem chúng là riêng biệt. Những lý do chính cho sự thay đổi đó là gì?

Trả lời: USP đã lập một ban chuyên gia về Xác định giá trị và Thẩm tra phương pháp để tìm kiếm cách kết hợp các khái niệm Chất lượng từ Thiết kế (QbD) vào các quy trình phân tích. Trong thập kỷ qua, ngành công nghiệp dược phẩm đã sử dụng phương pháp tiếp cận QbD được mô tả trong ICH Q8, Q9, và Q10 để cải thiện quy trình sản xuất bằng cách sử dụng một mô hình vòng đời. Nếu áp dụng mô hình vòng đời cho các quy trình phân tích, có thể thấy rõ rằng việc xác định giá trị, thẩm tra và chuyển giao phương pháp không phải là các hoạt động độc lập.

Từ góc nhìn của công nghiệp, đã và đang có những thách thức trong chuyển giao phương pháp và các kết quả không đáp ứng đặc điểm kỹ thuật (OOS) có thể liên quan đến hiệu suất phương pháp và có thể được cải thiện bằng cách áp dụng một phương pháp tiếp cận vòng đời QbD. Việc áp dụng này sẽ bao gồm việc chủ động xem xét hiệu suất dự kiến ​​của các quy trình, đặc biệt là sự biến thiên và độ nhạy của phương pháp đối với các phương sai điển hình trong các thông số phương pháp.

Câu hỏi: Dường như ATP (Hồ sơ phân tích thử nghiệm) là chìa khóa đối với các phương pháp vòng đời. Vậy ATP là gì? và làm thế nào nó cải thiện được quá trình xác định giá trị, chuyển giao và kiểm tra xác nhận phương pháp?

Trả lời: QbD đã cho chúng ta bài học về giá trị của việc bắt đầu từ các yêu cầu. Tương tự ở nhiều mặt với Hồ sơ sản phẩm đạt mục tiêu chất lượng (QTPP) được sử dụng trong QbD cho các quá trình sản xuất dược phẩm, các ATP xác định rõ các yêu cầu và kỳ vọng của quy trình phân tích. Nó thường đề cập đến các câu hỏi hiệu suất về các quy trình phân tích như: Bạn đang cố gắng để đo lường cái gì? Trong phạm vi nồng độ nào? Trước sự hiện diện của nền mẫu nào? Độ chính xác/Độ chụm/Độ không đảo bảo nào là cần thiết? Với mức độ tin cậy nào? Các ATP cũng có thể bao gồm một số ước chế thực tiễn, chẳng hạn như yêu cầu các quy trình được thực hiện trên các thiết bị đã có sẵn trong phòng thí nghiệm kiểm soát chất lượng hay những phân tích được hoàn tất trong vòng một khoảng thời gian nhất định.

Chúng ta dễ dàng nhận thấy công cụ thống kê có thể trợ giúp đạt được những mục tiêu này, chẳng hạn như sử dụng các khoảng tin cậy để mô tả sự không chắc chắn tổng thể thay vì các ước lượng điểm truyền thống cho độ chính xác và độ chụm, phương pháp có thể tạo ra các mức không chấp nhận được của các biến số làm ảnh hưởng đến hiệu suất của các phương pháp. Đối với việc chuyển giao phương pháp, các giao thức tương đương có thể thay thế sự so sánh tương đối đơn giản của các kết quả thường được sử dụng hiện nay.

Trong khi hiện nay nhiều phòng thí nghiệm có thể thực hiện phương pháp này một cách không chính thức. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các nhà khoa học có xu hướng tập trung vào khả năng của các thiết bị họ đang sử dụng hơn là yêu cầu đối với các kết quả với độ tin cậy đủ để có thể đưa ra các quyết định chính xác.

Khi các yêu cầu đối với kết quả đủ tin cậy đã được xác định, nó dẫn đến việc lựa chọn một kỹ thuật phân tích phù hợp và phát triển sự thấu hiểu phương pháp một cách tự nhiên: thí nghiệm được thiết kế tốt để nghiên cứu các thông số phương pháp có thể ảnh hưởng đến sự thành công của phương pháp, chẳng hạn như Thiết kế thí nghiệm (DoE) để đánh giá sự chuẩn bị tối ưu của mẫu và các điều kiện sắc ký.

Câu hỏi: Đến nay ông đã nhận được những loại thông tin phản hồi nào từ các nhà quản lý và các chuyên gia phòng thí nghiệm về cách tiếp cận vòng đời?

Trả lời: Trong khi hầu hết các phòng thí nghiệm đã thiết lập tốt việc phát triển phương pháp và các quy trình xác định giá trị, các phản hồi lại tích cực một cách đáng ngạc nhiên. Tôi nghĩ rằng điều này phản ánh sự thừa nhận của các nhà quản lý rằng các phương pháp tiếp cận hiện tại đối với việc xác định giá trị phương pháp là chưa thực sự hiệu quả.

Trong thực tế, USP vừa tổ chức một Hội thảo về Phương pháp tiếp cận Vòng đời đối với việc Xác định giá trị Quy trình Phân tích với các Công cụ Thống kê Liên quan tại trụ sở chính của USP tại Rockville, MD. Hơn 140 chuyên gia đã tập trung thảo luận về cách tư duy hiện tại và các kế hoạch cho tương lai trong lĩnh vực này. Những người có mặt rất nhiệt tình tham gia thảo luận.

Các chuyên gia phòng thử nghiệm đang tích cực tìm kiếm cách thức để giải quyết những thách thức với những thất bại chuyển giao phương pháp và kết quả OOS do hiệu suất phương pháp thấp và việc sử dụng một phương pháp tiếp cận chủ động, toàn diện. Một vài nhà hóa học e ngại về việc sử dụng số liệu thống kê liên quan đến phương pháp này, nhưng tôi tự tin rằng đó là một trở ngại có thể được khắc phục.

Câu hỏi: Gần đây ông đã dạy một khóa học về cách tiếp cận vòng đời đối với các phương pháp phân tích tại Hội thảo phân tích miền Đông (EAS 2014). Khóa học đã diễn ra như thế nào?

Trả lời: Khóa học đã rất suôn sẻ. Hội thảo phân tích miền Đông là một hội nghị lớn với rất nhiều sự hỗ trợ của địa phương. Tôi ngạc nhiên rằng những người tham dự khóa học này là các chuyên gia dày dạn, trung bình trên 15 năm kinh nghiệm về phát triển và xác định giá trị phương pháp, bởi EAS thường thu hút những người mới tham gia ngành công nghiệp này. Điều này một lần nữa chỉ ra một thực tế rằng các chuyên gia phòng thí nghiệm đang tìm kiếm một cách tốt hơn để đối phó với vòng đời của phương pháp và những vấn đề phát sinh nếu các phương pháp không đáp ứng được sự kỳ vọng.

Trong khóa học, tôi luôn gợi ra kinh nghiệm của những người tham dự, bởi những học viên trưởng thành thường có nhiều khả năng sử dụng và áp dụng những gì họ học được nếu họ biết liên kết nó với một cái gì đó cụ thể. Và tôi đã gợi ra được rất nhiều kinh nghiệm ở lớp học. Khi tôi chỉ ra rằng bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận vòng đời (với ATP để nêu rõ các kỳ vọng hiệu suất phương pháp, thấu hiểu phương pháp để đảm bảo họ biết những điểm mạnh và điểm yếu của phương pháp, tiêu chí chấp nhận xác định giá trị phù hợp, và liên tục xác định giá trị kiểm tra hiệu suất phương pháp), người tham dự có thể giảm đi các vấn đề mà họ đã gặp trong quá khứ, họ muốn tìm hiểu làm thế nào họ có thể thực hiện các kết quả tương tự.

Câu hỏi: Quan tâm chính của những người tham dự khóa học là gì?

Trả lời: Những người tham gia còn lo ngại về việc phương pháp không thể thực hiện theo cách họ cần trong môi trường GMP. Nếu các kết quả thử nghiệm là một kết quả OOS, tác động là rất lớn, và việc tìm nguyên nhân có thể mất nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Nếu kết quả nghiên cứu kết luận rằng mẫu là chấp nhận được, nhưng kết quả ban đầu lại không phù hợp về kỹ thuật, thì rất nhiều công sức đã bị lãng phí và gây ra nhiều lo ngại. Chướng ngại thậm chí còn cao hơn khi không thể thành công ngay từ bước đầu với chuyển giao một phương pháp từ một phòng thử nghiệm này đến một phòng thử nghiệm khác. Cuối cùng thì các vấn đề này sẽ được giải quyết, nhưng phải có một cách thức để tránh những căng thẳng không cần thiết. Sử dụng cách tiếp cận vòng đời có tiềm năng để cải thiện tình hình đáng kể.

Câu hỏi: Theo dự tính thì những thay đổi này sẽ được chính thức thông qua khi nào? Có phải các nhà quản lý/ nghiên cứu phòng thử nghiệm đã bắt đầu áp dụng chúng?

Trả lời: Vẫn còn 1 năm nữa mới đến khi USP thực hiện chính thức phương pháp tiếp cận này, và nhiều khả năng hướng dẫn ICH đã được lên kế hoạch sẽ không ra đời trước năm 2017. Tin tốt là bây giờ đã có thể bắt đầu áp dụng những khái niệm này, và một số công ty, bao gồm cả những nhà cải cách đã sử dụng chúng. Tại hội thảo USP gần đây về Phương pháp vòng đời, một đại diện của FDA cho biết FDA đã nhận và phê duyệt các ứng dụng mà cách tiếp cận vòng đời được sử dụng cho các phương pháp phân tích.

Các công ty đã áp dụng phương pháp tiếp cận này thường bắt đầu với một chương trình thử nghiệm nhưng tăng phạm vi sau khi nhận ra lợi ích của phương pháp. Dù các cách tiếp cận truyền thống vẫn còn có thể chấp nhận được nhưng khi tìm thấy một phương thức tốt hơn thì họ sẽ áp dụng nó. Điều thú vị là, hướng dẫn FDA gần đây về Quy trình Phân tích và Xác định giá trị phương pháp cho Thuốc và Sinh học bao gồm rất nhiều các ý tưởng truyền thống nhưng vẫn để cửa mở để sử dụng các khái niệm vòng đời.

Câu hỏi: Ông mong đợi những thay đổi nào trong quá trình xác định giá trị, chuyển giao và thẩm tra phương pháp?

Trả lời: Ban chuyên gia xác định giá trị và thẩm tra USP dự định xuất bản nhiều hơn nữa Bài viết và một Đề tài chung mới về Vòng đời Phương pháp. Tập đoàn Phân tích kỹ thuật dược phẩm EFPIA [Liên đoàn châu Âu về công nghiệp dược phẩm và các hiệp hội], BP [Dược điển Anh] và EP [Dược điển Châu Âu] đang tích cực xem xét việc áp dụng các nguyên tắc và Hướng dẫn ICH trong công việc. Nếu thực sự giúp người dùng hiện thực hóa những lợi ích thì sự có mặt của càng nhiều ứng dụng phương pháp tiếp cận vòng đời sẽ càng khiến nó sẽ trở nên phổ biến hơn.

Hoài Anh

Nguồn: www.labmanager.com

Tin bài khác