Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Nghiên cứu quy trình xét nghiệm mô bệnh học trong giám định Y pháp ở Việt Nam

06/03/2023

Mục đích của khám nghiệm tử thi y pháp là xác định và phân loại các trường hợp tử vong bằng cách chứng minh có suy luận từ các dữ liệu thu thập được nhằm giúp các cơ quan hành pháp giải thích được những vấn đề đặt ra khi điều tra vụ án có người chết như xác định nguyên nhân tử vong, cơ chế hình thành thương tích… Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp giám định viên không thể xác định nguyên nhân và cơ chế tử vong ngay tại thời điểm khám nghiệm tử thi như những trường hợp chết do bệnh lý, biến chứng của chấn thương hoặc biến chứng trong điều trị bệnh... Vì vậy, để có kết luận chính xác nguyên nhân tử vong của nạn nhân, giám định viên y pháp phải nghiên cứu, tham khảo các tài liệu liên quan, tiền sử bệnh, hoàn cảnh, môi trường và các xét nghiệm bổ sung, trong đó đặc biệt quan trọng là xét nghiệm mô bệnh học.

Giám định pháp y

Vai trò của xét nghiệm mô bệnh học

Trong nhiều vụ việc giám định y pháp, xét nghiệm mô bệnh học (xét nghiệm giải phẫu bệnh vi thể) đóng vai trò quyết định như xác định nguyên nhân chết đột ngột của nạn nhân do bệnh tim mạch, xác định thương tích vùng cổ hình thành khi nạn nhân còn sống, tổn thương gây tử vong do dập não, phù não… Chính vì tầm quan trọng của xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp mà trong nhiều thập kỷ gần đây, hầu hết các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã có luật quy định bắt buộc phải có kết quả xét nghiệm mô bệnh học trong kết luận giám định y pháp khi điều tra các vụ việc liên quan tới người chết.

Trong những năm qua, vấn đề xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp còn có những tồn tại, bất cập, được thể hiện rất rõ qua thực tế các vụ việc giám định y pháp. Đã có nhiều vụ việc phức tạp xảy ra nhưng khi khám nghiệm tử thi, giám định viên không lấy bệnh phẩm xét nghiệm mô bệnh học hoặc nếu có thì phần lớn là lấy không đúng, không đủ được thể hiện qua các mẫu bệnh phẩm được gửi để xét nghiệm mô bệnh học. Rất nhiều trường hợp bệnh phẩm lấy không đúng vị trí tổn thương, bệnh lý hoặc bảo quản không đúng đã gây ra nhiều khó khăn cho việc đọc kết quả xét nghiệm, nhận định nguyên nhân chết của nạn nhân, làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác điều tra, tố tụng.

Cho đến nay, các tiêu chí chẩn đoán mô bệnh học và quy trình xét nghiệm mô bệnh học chưa được nghiên cứu và triển khai thực hiện ở Việt Nam. Vì vậy, Cơ quan chủ trì Viện Pháp y quốc gia cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS Nguyễn Đức Nhự thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng một số quy trình xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp ở Việt Nam” với mục tiêu: Khảo sát thực trạng nguồn nhân lực, trang thiết bị và các quy trình xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp tại Việt Nam; Xây dựng được 15 quy trình xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp.

Việc xây dựng quy trình xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp giúp cho các giám định viên ứng dụng thống nhất, nắm vững và làm chủ được các kỹ thuật, tiêu chí chẩn đoán và các bước thực hiện giám định mô bệnh học, giúp các cơ quan tố tụng giải quyết được các vụ án nhanh chóng, khách quan, khoa học và chính xác, góp phần giúp các cơ quan pháp luật bảo vệ công lý.

Quy trình xét nghiệm mô bệnh học trong giám định y pháp sẽ là tài liệu giảng dạy quan trọng trong lĩnh vực y pháp. Tăng cường hợp tác giữa các cơ sở nghiên cứu thực hiện đề tài.

Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu, đề tài đã hoàn thành được các mục tiêu:

Về nguồn nhân lực

Trong tổng số 773 cán bộ chuyên môn được khảo sát tại các đơn vị pháp y địa phương có 175 giám định viên, chiếm 22,64%, bác sĩ chiếm 27,3%, bác sĩ giải phẫu bệnh (GPB) chiếm 4,65%, kỹ thuật viên 2 ,31%, nhân viên hỗ trợ 34,67% và nhân viên khác 13,32%.

Trong số 63 giám đốc phụ trách Trung tâm pháp y có 61,9% là trình độ chuyên khoa I (CKI), Thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất, có 22,22% có trình độ tiến sĩ, chuyên khoa II (CKII), còn lại là 15,88% có trình độ bác sĩ. Trong số 4 1 cán bộ chuyên môn của Trung tâm pháp y, cán bộ có trình độ đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất là 58,1%, tiếp theo là CKI thạc sĩ chiếm 2,69%, trình độ cao đẳng là 15,71%, trình độ CKII tiến sĩ chiếm tỷ lệ thấp nhất là 3,49%.

Trong số 58 bác sĩ làm công tác giải GPB thì có 22 bác sĩ chưa được đào tạo về GPB chiếm 37,93%, chỉ có 36 bác sĩ chuyên khoa GPB. Trong đó, CKI thạc sĩ chiếm tỷ lệ cao nhất 36,21%, tiếp theo là BS định hướng chuyên khoa chiếm 22,41%, bác sĩ CKII chiếm 3,45%.

Về cơ sở vật chất

Trong số các đơn vị được khảo sát về diện tích của trung tâm, các trung tâm có diện tích lớn từ 2 đến 5m2 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 37,25%, tiếp theo là các trung tâm có diện tích từ 1 đến 2m2 chiếm tỷ lệ 17,65%, các trung tâm có diện tích từ 51 đến 1m2, từ 5 đến 1m2 và trên 1000 m2 đều chiếm tỷ lệ 9,8%, trung tâm có diện tích từ 5m2 trở xuống chiếm tỷ lệ ít nhất là 7,84%.

Các TTPY có diện tích mặt bằng hoạt động từ 2 đến 5m2 chiếm tỷ lệ lớn nhất là 35,29%, tiếp theo là các trung tâm có diện tích từ 1 đến 2m2 chiếm 19,61%, từ 5 đến 1m2 chiếm 13,73%, ≤ 5m2 hoặc từ 51 đến < 100m2 đều chiếm 11,76%, lớn hơn 1m2 chiếm tỷ lệ ít nhất là 7,84%.

Về trang thiết bị phục vụ xét nghiệm mô bệnh học

Trong số 23 Trung tâm pháp ý triển khai xét nghiệm mô bệnh học thì có 2 đơn vị có bàn pha bệnh phẩm, chiếm 86,96%, còn 3 đơn vị chưa có bàn pha bệnh phẩm, chiếm 13,4%. Có 1 đơn vị có từ 1 đến 2 khuôn đúc bệnh phẩm, chiếm 43,48%, có 7 đơn vị có dưới 1 khuôn đúc, chiếm 3,47%, có 3 đơn vị có trên 2 khuôn đúc, chiếm 13,5%. Có 1 đơn vị có máy cắt mới sử dụng, chiếm 43,48%, còn lại là 13 đơn vị có máy cắt đang sử dụng, chiếm 56,52%. Có 14 đơn vị có máy cắt cũ đang sử dụng, chiếm 6,87%, có 8 đơn vị có máy mới sử dụng, chiếm 34,78%, còn 1 đơn vị máy cắt đã hỏng, chiếm 4,35%. Có 13 đơn vị có bộ dụng cụ chuyển đã cũ đang sử dụng, chiếm tỷ lệ 56,52%, có 8 đơn vị có bộ dụng cụ chuyển mới, chiếm 34,78%, còn 2 đơn vị bộ dụng cụ đã hỏng, chiếm 8,7%.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18020/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

Nguồn Vista.

Tin bài khác