An toàn là điều hết sức quan trọng trong bất kì phòng thử nghiệm (PTN) nào, nhưng các tin tức gần đây đã làm giới truyền thông gợi ra câu hỏi là, chính xác các PTN đã làm như thế nào để giữ an toàn cho nhân viên và cộng đồng.
Năm ngoái, một nhà khoa học trong một PTN của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã nhiễm một chủng cúm gia cầm tương đối vô hại so với phiên bản gây tử vong nhiều. Ngay sau đó, một phòng thử nghiệm khác của CDC đã phát hiện ra có 75 nhân viên tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than nguy hiểm. Trong khi đó, một nhà khoa học của Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) đã tìm thấy nhiều lọ đựng cũ nhiều thập kỉ chứa bệnh đậu mùa và các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm khác trong tủ chứa.
Năm nay, Lầu năm góc đã vô tình vận chuyển mẫu bệnh than tới nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ, cũng như căn cứ quân sự ở Hàn Quốc. Và mới chỉ vài tháng trước, tờ USA Today đã đưa ra một báo cáo điều tra mà họ gọi là “Bí mật các phòng thử nghiệm vi sinh của Mỹ” vạch ra hàng trăm tai nạn, vi phạm an toàn và gần như đã đặt cộng đồng dưới rủi ro. Các sự cố như thế này kêu gọi sự chú ý đến an toàn PTN, đặc biệt tại cấp độ giáo dục, nơi mà văn hóa an toàn được truyền đạt tới các nhà khoa học tương lai.
Tuy nhiên, các nhà khoa học ngày nay đang đối mặt với các thách thức mà 20 hay 30 năm trước không có. Những tiến bộ công nghệ và sự đổi mới của thế kỉ 21 thật sự là thành tựu. Những sáng kiến biến đổi và đột phá có các tác động sâu rộng từ sức khỏe con người đến sự bền vững của môi trường. Tuy nhiên, khi được phát triển trong PTN, các công nghệ này mang theo hậu quả không lường – một tập hợp mới chưa được giải quyết và không được kiểm soát về rủi ro an toàn.
Mary Tolikas, Giám đốc điều hành tại Viện Wyss trả lời tờ Laboratory Equipment: “Do nghiên cứu và công nghệ đang phát triển với tốc độ ánh sáng nên có nhiều khả năng những công nghệ mới này sẽ bỏ qua yếu tố an toàn hay giám sát quản lý”.Đó là lý do tại sao Viện Cross-disciplinary tại Đại học Harvard đã phát triển một quá trình an toàn sinh học chủ động để xem xét tất cả các nghiên cứu công nghệ sinh học được đề xuất và ưu tiên quản lý rủi ro tiềm tàng. Được dự định sử dụng bây giờ hoặc trong tương lai, mô hình nghiên cứu này có phạm vi đủ rộng để chuẩn bị cho các công nghệ mới trong tương lai.
“Mục đích của mô hình này là để phối hợp giữa chuyên gia an toàn, ủy ban hành chính và giám sát, các nhà nghiên cứu để đảm bảo chúng ta tích cực xem xét, suy nghĩ thông suốt và hiểu biết khái quát về tác động tiềm tàng của công nghệ mới nổi”, Tolikas cho biết.
Mô hình
Mô hình an toàn sinh học của Viện Wyss vạch ra quá trình tổng quát liên quan trong quản lý rủi ro, cung cấp kế hoạch như thế nào rủi ro có thể được xác định, kiểm soát trước và trong quá trình thí nghiệm. Mô hình này đại diện cho tất cả các thí nghiệm nghiên cứu, bao gồm cả những nghiên cứu có rủi ro cao hoặc nghiên cứu sử dụng kép – một tập hợp nghiên cứu cụ thể được đề cập trong bài này.
Là một dự án mới xuất hiện, bước đầu tiên là xem xét – các giảng viên Viện Wyss, cán bộ nghiên cứu chuyên dụng, các điều tra viên, các chuyên gia bên ngoài trong lĩnh vực và chuyên gia an toàn đã thảo luận nghiên cứu được đề xuất. Từ đó, Kế hoạch Quản lý Rủi ro theo dự án cụ thể và thích hợp đã được phát triển.
Mẫu cho Kế hoạch Quản lý Rủi ro như sau:
· Sửa đổi về thiết kế hoặc cách tiến hành nghiên cứu – nếu có thể, các tác nhân và vật liệu thay thế ít rủi ro hơn sẽ được đề nghị.
· Ứng dụng của các biện pháp an toàn sinh học, môi trường cụ thể hoặc được nâng cao - nếu không thể thay thế, cơ chế ngăn chặn mở rộng đối với các tác nhân/vật liệu/sinh vật nói trên sẽ được thực hiện.
· Thường xuyên xem xét các phát hiện nghiên cứu mới – quá trình này được lặp đi lặp lại và có thể liên quan đến cả đánh giá nội bộ và đánh giá tại trường đại học dựa vào xem xét nhiều lần.
· Xác định địa điểm và phương thức giao tiếp để truyền đạt nghiên cứu có trách nhiệm – với các dự án rủi ro cao và sử dụng kép, một kế hoạch giao tiếp sẽ được phát triển để vạch ra con đường đến sự công bố, chia sẻ thông tin công khai và phân phối thông tin.
Trong bài điều tra của tờ USA Today cho biết khoảng cách tồn tại giữa công chúng và các nhà khoa học, “viên đạn cuối cùng” trong Kế hoạch Quản lý Rủi ro của Wyss là một điều hấp dẫn. Ngoài việc chia sẻ thông tin với công chúng, Wyss cũng quyết định tạo quá trình an toàn và các tài liệu có sẵn miễn phí.
Tolikas cho biết “Nhiều PTN, học viện và trường đại học đang gặp khó khăn với việc làm thế nào để nghiên cứu an toàn với các công cụ và kỹ thuật mới. Cùng lúc đó, có những cảm xúc tiềm ẩn trong công chúng về những bí mật của những gì chúng tôi đang làm trong PTN. Việc chia sẻ những tài liệu này cho phép những người khác sử dụng và có thể được hưởng lợi từ việc thiết lập quá trình quản lý rủi ro, trong khi cũng cung cấp một hệ thống quản lý rủi ro minh bạch để chia sẻ những gì chúng tôi đang làm với công chúng”.
Mối quan tâm về nghiên cứu sử dụng kép (DURC)
DURC là một tập hợp con của nghiên cứu sử dụng kép và kiểm soát thể chế của nó là chủ thể của chính sách an toàn mới của chính phủ Hoa Kỳ có hiệu lực từ 25 tháng 09 năm 2015. Chính sách này được giới hạn trong một tập hợp con của nghiên cứu khoa học đời sống có liên quan đến 15 tác nhân và các độc tố, 7 loại thí nghiệm. Theo chính sách mới, các cơ quan liên bang và viện nghiên cứu mà liên bang tài trợ được yêu cầu thiết lập cơ sở hạ tầng và đào tạo để đảm bảo nghiên cứu rủi ro được xác định và các nguy cơ được giảm thiểu.
Đối với nghiên cứu học thuật được liên bang tài trợ, chính sách cho biết người phụ trách có trách nhiệm thông báo cơ quan nếu có bất kỳ nghiên cứu nào sử dụng 1 trong 15 tác nhân hay độc tố, khởi đầu cho một cuộc xem xét thể chế và quy trình giám sát. Nếu quá trình đó khẳng định “cờ đỏ - red flag” thì chính sách chỉ thị mà các cơ quan và trường đại học cùng nhau nghiên cứu để hoàn thành một bản dự thảo về giảm thiểu rủi ro sẽ được lên kế hoạch trong vòng 90 ngày.
Chính sách đặt hầu hết trách nhiệm lên các cơ sở nghiên cứu được tài trợ, “sự giám sát thể chế của DURC là một phần quan trọng của hệ thống giám sát toàn diện bởi vì các tổ chức quen thuộc nhất với khoa học nghiên cứu đời sống được tiến hành trong cơ sở của họ và ở vị trí tốt nhất để thúc đẩy và tăng cường thực hiện trách nhiệm và giao tiếp của DURC”. Tránh nhiệm bổ sung rơi vào các cơ quan tài trợ và chính phủ.
Trong khi kế hoạc DURC nghiêm ngặt là một bước đi đúng hướng, Hoa Kỳ không có một tiêu chuẩn công nghiệp, chính phủ hay học thuật nào cho việc thực hành an toàn PTN.
Tolikas cho biết “Một tiêu chuẩn quốc gia cho an toàn PTN là một ý kiến tuyệt vời nhưng với bất kỳ tiêu chuẩn nào, điều này cần phải được xem xét rất kĩ và phải liên quan đến nhiều bên, không chỉ các chuyên gia an toàn và các nhà quản lý. Có được sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu nên được xem là rất quan trọng với sự phát triển của tiêu chuẩn. Sự đồng thuận giữa các nhà nghiên cứu cũng nên tham gia vào nhiều mức độ trong cấu trúc PTN. Nhà điều tra phải tham gia vào thảo luận, nhưng thậm chí những nhân viên ít kinh nghiệm nhất trong PTN cũng có thể đưa ra thông tin có giá trị về hoạt động và quy trình tạo nên một tiêu chuẩn quốc gia”.
Theo www.digital.laboratoryequipment.com
Tin bài khác