Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

8 thói quen tốt nên duy trì để tăng cường sức khỏe tim mạch

26/09/2022

Xây dựng và duy trì những thói quen lành mạnh chính là một trong những cách tốt để bảo vệ trái tim. Dưới đây là những lối sống khoa học bạn cần làm ngay để tăng cường sức khỏe tim mạch.

Sự quan trọng của sức khỏe tim mạch

Sự quan trọng của sức khỏe tim mạch

Trái tim là bộ phận quan trọng trong cơ thể, hoạt động không ngừng nghỉ suốt 24 giờ một ngày, 365 ngày một năm. Trong hệ tuần hoàn, tim đảm nhận vai trò bơm máu đi khắp mọi ngóc ngách của cơ thể, máu mang theo oxy và dưỡng chất giúp nuôi dưỡng cơ thể.

Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn cầu. Bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, căng thẳng khiến bệnh tim mạch không còn là bệnh tuổi già mà đã trở thành mối đe dọa của người trẻ với tốc độ trẻ hóa tăng nhanh chóng mặt.

Đáng nói, chính những lối sống không lành mạnh đã khiến số lượng người mắc bệnh tim ngày càng gia tăng. Theo thống kê tại Việt Nam, tỉ lệ người trẻ bị nhồi máu cơ tim tăng gần 10,5% mỗi năm. Con số này chính là hồi chuông cảnh tỉnh tới những người trẻ cần thay đổi thói quen sống của mình.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu tuân thủ những thói quen tốt cho sức khỏe, tránh xa những hành vi không lành mạnh sẽ góp phần giảm nguy cơ mắc bệnh tim hiệu quả. Nếu không muốn căn bệnh “tử thần” như tim mạch ghé thăm, bạn hãy duy trì ngay 9 thói quen sau đây.

1. Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu

Huyết áp cao và tăng cholesterol là nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ. Nhiều trường hợp người bệnh không có bất kỳ dấu hiệu nào cụ thể nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Chính vì thế, kiểm tra huyết áp và lượng cholesterol trong máu thường xuyên với sự hỗ trợ của máy đo huyết áp, xét nghiệm máu là rất cần thiết, nhất là đối tượng người cao tuổi, người béo phì, tiểu đường.

Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol trong máu

2. Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên

Theo một số nghiên cứu trên thế giới, lười vận động, không tham gia hoạt hoạt động thể chất có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Đặc biệt, dân văn phòng thường có thói quen ngồi trong thời gian dài dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe gồm bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và ung thư.

Do đó, mỗi chúng ta nên thay đổi nhận thức, bắt đầu bằng việc tập thể dục mỗi ngày và vận động nhẹ nhàng giữa giờ làm việc.

Theo hướng dẫn của Hội tim mạch Hoa kỳ AHA, người trưởng thành không mắc bệnh nên tập thể dục tăng cường sức khỏe tim mạch ít nhất 30 phút mỗi ngày. Sau đó có thể tăng dần cường độ và thời gian tập luyện đảm bảo vừa sức. Không nên vận động quá sức sẽ vô tình tạo gánh nặng cho tim mạch.

Luyện tập đều đặn mỗi ngày không chỉ giúp tăng sức bền, cơ thể dẻo dai mà còn giúp cải thiện tâm trạng, tinh thần phấn khởi hơn. Một số bài tập, môn thể thao tốt cho tim mạch, phù hợp với hầu hết mọi người như chạy bộ, đi bộ, đạp xe, yoga, bơi lội và một số bài tập làm cardio làm tăng nhịp tim.

Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên

3. Xây dựng chế độ ăn uống healthy, khoa học

Chế độ ăn uống healthy, khoa học và đảm bảo dinh dưỡng là yếu tố quyết định đến sức khỏe. Nếu ăn quá nhiều so với nhu cầu, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng dư thừa calo dễ gây béo phì, mỡ máu, nhồi máu cơ tim, tiểu đường, tăng huyết áp…

Ngược lại, ăn không đủ chất sẽ khiến cơ thể không đủ sức vận hành hoạt động của các bộ phận, đặc biệt là hệ tuần hoàn.

Để có trái tim khỏe mạnh, bạn nên tránh xa những thức ăn nhiều chất béo chuyển hóa bởi những chất béo này làm tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch và kéo theo vô vàn mối ngu cho hệ tim mạch.

Đồng thời, chế độ dinh dưỡng lành mạnh bảo đảm đủ nhóm chất cần thiết và thực phẩm tốt cho hệ tim mạch như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo, thịt trắng, thịt gia cầm, cá. Đặc biệt nên hạn chế các loại thịt có màu đỏ, đồ ăn chế biến sẵn.

Xây dựng chế độ ăn uống healthy, khoa học

4. Duy trì cân nặng chuẩn lý tưởng

Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân rất lớn gây ra bệnh tim mạch. Do đó, kiểm soát cân nặng ở mức trung bình không chỉ cải thiện ngoại hình mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Tập thể dục, ăn uống phù hợp và có kế hoạch duy trì cân nặng ổn định sẽ giúp bạn có trái tim khỏe, kéo dài tuổi thọ.

Duy trì cân nặng chuẩn lý tưởng

5. Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích

Đồ uống có cồn như rượu, bia và các chất kích thích là kẻ thù của cơ thể, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến trái tim. Cồn và chất độc hại trong khói thuốc làm tăng huyết áp và mỡ máu, khiến bạn dễ bị đột quỵ, suy tim.

Tránh xa đồ uống có cồn, chất kích thích

6. Đảm bảo giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc

Các bác sĩ khuyến cáo, ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi ngày có thể khiến bạn mắc các vấn đề về tim mạch. Ngủ sâu và ngủ đủ giấc mỗi ngày không chỉ giúp cơ thể phục hồi năng lượng sau một ngày dài mà còn giảm áp lực lên trái tim.

Một giấc ngủ ngon chính là "thời gian vàng" để tim được "bảo dưỡng", phục hồi, tạo tiền đề để hoạt động bền bỉ hơn.

Đảm bảo giấc ngủ ngon, ngủ đủ giấc

7. Nghỉ ngơi, giảm căng thẳng

Bệnh tim và căng thẳng là “đôi bạn thân” có liên hệ mật thiết. Cơ thể thường xuyên căng thẳng khiến nồng độ chất gây viêm trong máu cao hơn dẫn đến bệnh lý ở tim.

Chính vì vậy, dù cuộc sống áp lực nhưng mỗi chúng ta hãy tạo cho mình thói quen xả stress bằng các phương pháp phù hợp, nghỉ ngơi và hạn chế làm việc quá sức.

Nghỉ ngơi, giảm căng thẳng

8. Vệ sinh răng miệng đúng cách

Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người bị bệnh nướu và nha chu có nguy cơ bị bệnh tim cao hơn bình thường. Nguyên nhân chính là do bệnh lý ở răng làm tăng tình trạng viêm trong cơ thể, gây ra bệnh tim.

Vì thế, để giữ cho trái tim khỏe mạnh, bác sĩ khuyên mỗi người nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách đánh răng 2 lần/ngày, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và cần xử trí kịp thời các vấn đề răng miệng.

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Trên đây là những thói quen tốt mà Vinalab đã tổng hợp để giúp bạn duy trì được sức khỏe tim mạch. Hãy làm theo những thói quen tốt này và chia sẻ chúng cho mọi người xung quanh nhé.

Vinalab tổng hợp.