Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Vi khuẩn Salmonella là gì? Cách phòng ngừa vi khuẩn Salmonella

19/04/2022

Người ta thường bị nhiễm Salmonella qua việc ăn thức ăn bị nhiễm vi trùng, hoặc là còn sống hoặc không được nấu chín đúng cách, hoặc uống thức uống bị nhiễm trùng.

Salmonella là gì?

Salmonella là một chi vi khuẩn Gram âm hình que (trực khuẩn) thuộc họ Enterobacteriaceae. Có 02 loài Salmonella là Salmonella enterica và Salmonella bongori. Salmonella được chia thành sáu phân loài bao gồm hơn 2.600 kiểu huyết thanh (serotypes). Salmonella được đặt theo tên của Daniel Elmer Salmon (1850–1914), một bác sĩ phẫu thuật thú y người Mỹ.

Hình ảnh vi khuẩn Salmonella
Hình ảnh vi khuẩn Salmonella

Các loài Salmonella là vi khuẩn không sinh bào tử, chủ yếu là vi khuẩn đường ruột di động với đường kính tế bào từ 0,7 đến 1,5 μm, dài từ 2 đến 5 μm và di chuyển bằng lông roi (tất cả xung quanh cơ thể tế bào, cho phép chúng di chuyển). Chúng là sinh vật chemotrophs, thu năng lượng từ các phản ứng oxy hóa và khử, sử dụng các nguồn hữu cơ. Chúng cũng là những vi khuẩn kỵ khí dễ sinh, có khả năng tạo ra ATP với oxy (hiếu khí) khi có sẵn hoặc sử dụng các chất nhận electron khác hoặc lên men (kỵ khí) khi không có oxy.

Các loài Salmonella là vi khuẩn nội bào; trong đó một số loại huyết thanh nhất định gây bệnh. Các loại huyết thanh Salmonella có thể được chia thành hai nhóm chính - bệnh thương hàn và nhóm không gây bệnh phong hàn. Các loại huyết thanh không gây bệnh có nguồn gốc từ động vật và có thể được chuyển từ động vật sang người và từ người sang người. Chúng thường chỉ xâm nhập đường tiêu hóa và gây ra bệnh nhiễm khuẩn salmonellosis, các triệu chứng có thể tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh. Tuy nhiên, ở châu Phi vùng cận Sahara, vi khuẩn Salmonella không ký sinh có thể xâm nhập và gây rasốt phó thương hàn, cần điều trị ngay bằng kháng sinh. Các type huyết thanh thương hàn chỉ có thể được truyền từ người sang người và có thể gây nhiễm trùng qua đường ăn uống, sốt thương hàn và sốt phó thương hàn. Sốt thương hàn là do vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào máu (dạng thương hàn), hoặc ngoài ra còn lan khắp cơ thể, xâm nhập các cơ quan và tiết ra nội độc tố (dạng tự hoại). Điều này có thể dẫn đến sốc giảm thể tích và sốc nhiễm trùng đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc đặc biệt bao gồm cả thuốc kháng sinh.

 

Salmonella lây như thế nào?

Người ta thường bị nhiễm Salmonella qua việc ăn thức ăn bị nhiễm vi trùng, thức ăn còn sống hoặc không được nấu chín đúng cách, từ đồ uống hay thức uống bị nhiễm trùng. Những loại thực phẩm có thể gây nhiễm bệnh Salmonella gồm thịt gà, trứng, các loại thịt khác, rau cải tươi, các hạt nảy mầm, sữa và bơ đậu phộng, nhưng các loại thực phẩm khác cũng có thể truyền Salmonella. Thực phẩm bị nhiễm vi trùng này thường không có mùi gì cũng không có vẻ gì khác thường. Nấu chín thức ăn sẽ diệt được vi trùng này và rửa tay sạch ngăn chặn được tình trạng lây truyền Salmonella.

Người ta cũng có thể bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với súc vật (gà con nuôi chơi, chó, mèo) và các loài bò sát (rùa và cự đà) có Salmonella.

Các triệu chứng của bệnh nhiễm salmonella là gì?

Triệu chứng bị nhiễm bệnh thường bắt đầu từ 12 đến 72 giờ sau khi người ta nuốt phải vi trùng. Các triệu chứng gồm có đau bụng, tiêu chảy và sốt, thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày.

Làm sao để biết được là mình đang bị nhiễm salmonella?

Chuyên viên chăm sóc sức khỏe của quý vị có thể gửi mẫu phân đến phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sẽ làm xét nghiệm tìm vi trùng Salmonella.

Bệnh nhiễm salmonella được chữa trị như thế nào?

Hầu hết mọi người tự bình phục hoặc chỉ cần tiêu thụ nước để tránh bị mất nước. Thuốc kháng sinh có thể được dùng để điều trị bệnh nhiễm salmonella nơi những người không có khả năng tự chống lại bệnh này.

Phòng ngừa Salmonella như thế nào?

Khi chuẩn bị những loại thực phẩm cần phải nấu chín trước khi ăn, như trứng, thịt gà và những loại thịt khác, hãy cẩn thận và xem như những thức này đã bị nhiễm trùng. Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ.

Cách phòng ngừa Salmonella
Cách phòng ngừa Salmonella

a. Bảo quản lạnh

- Cất ngay thức ăn thừa và phần thức ăn chưa dùng đến vào tủ lạnh.

- Không nên để thức ăn bên ngoài quá 2 giờ. Nếu ra ngoài trời trong những ngày nóng mùa hè, không để thức ăn bên ngoài quá 1 giờ.

- Luôn cho thức ăn vào đầy thùng lạnh để giữ đủ độ lạnh, tránh để thùng lạnh ngoài ánh nắng và hạn chế mở thùng lạnh nhiều lần.

b. Rửa sạch tay và đồ ăn bằng dung dịch sát khuẩn

- Rửa tay bằng nước ấm có xà phòng ít nhất là 20 giây (hoặc dùng thuốc rửa tay có chất cồn):

  • Trước khi, trong khi và sau khi nấu nướng, chuẩn bị thức ăn (nhất là sau khi chạm vào
  • thực phẩm chưa nấu chín)
  • Trước khi ăn
  • Sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi thay tã hoặc lau rửa cho trẻ sau khi đi vệ sinh
  • Sau khi chạm vào súc vật hoặc chất thải của súc vật

- Nếu không có nước và xà phòng, hãy dùng thuốc rửa tay có chất cồn.

- Rửa tất cả các loại trái cây và rau cải tươi bằng nước chảy thẳng từ vòi trước khi nấu, trước khi gói cất hoặc trước khi ăn.

- Rửa các mặt bàn trong bếp và dụng cụ nhà bếp bằng nước ấm và xà phòng trước khi dùng và sau khi dùng xong.

c. Để riêng các loại thức ăn

- Tránh không cho nước từ thịt sống, gà vịt hoặc cá sống tiếp xúc với những thức ăn khác, sống hay chín. Trong nước từ thịt có vi trùng.

- Dùng đĩa riêng cho thịt, cá, gà vịt còn sống và thịt, cá, gà vịt đã nấu chín (không đặt thức ăn đã nấu chín hoặc sẵn sàng để ăn trên đĩa được dùng đựng thực phẩm sống, trừ khi đĩa đã được rửa thật sạch).

- Nếu được, dùng thớt dành riêng cho thịt hoặc gà vịt và thớt riêng cho thực phẩm sẵn để ăn.

- Không dùng lại dụng cụ đã chạm vào thực phẩm còn sống trừ khi quý vị đã rửa sạch bằng nước và xà phòng.

d. Nấu chín thức ăn

- Để thực phẩm tan đá trong tủ lạnh hoặc dùng lò vi ba, không để ra ngoài mặt bàn trong bếp.

- Kiểm tra ngày hết hạn sử dụng của thịt, thịt gà, cá, nghêu sò, sữa và những thực phẩm khác.

- Dùng nhiệt kế nấu ăn đo nhiệt độ bên trong thức ăn kỹ lưỡng cho đến khi đạt đến mức nhiệt độ an toàn.

- Thịt bò xay (như thịt hamburger) phải được nấu chín đến 71°C (160° F) và thịt bò, thịt bê, thịt cừu tươi đến 63°C (145° F) xong để yên 3 phút sau khi nấu chín (sau khi lấy thịt ra khỏi nguồn nhiệt, để yên trong 3 phút. Trong thời gian này, thịt vẫn tiếp tục chín thêm, nhờ đó diệt thêm hết vi trùng). Thịt gà phải được nấu lên đến nhiệt độ 74°C (165° F) và cá nên nấu đến 63°C (145° F) hoặc cho đến khi thịt cá có màu đục và rời ra dễ dàng. Nghêu sò phải có vỏ khép thật kín trước khi nấu và được nấu chín khi vỏ mở ra. Nấu trứng cho đến khi tròng đỏ và tròng trắng đặc lại; không ăn trứng còn lỏng.

- Không nấu thức ăn dở dang bằng cách chỉ nấu một phần, ngưng một thời gian rồi sau đó nấu tiếp.

- Nếu nhà hàng mang lên cho quý vị thức ăn nấu chưa chín hẳn, quý vị nên gửi trở lại để được nấu chín thêm.

- Không dùng sữa hoặc hoặc các sản phẩm làm bằng sữa (như phô-mai) chưa thanh trùng.

- Khi dọn ăn, dọn thức ăn nóng cho nóng và thức ăn nguội cho nguội.

Nếu bị nhiễm khuẩn Salmonella thì phải làm sao?

Hầu hết những người bị nhiễm bệnh có thể trở lại bình thường sau khi họ không còn đi tiêu chảy nữa, miễn là họ cẩn thận rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nên nhớ là vi trùng vẫn có thể lây sang người khác tuy người bệnh đã thấy khỏe. Để bảo vệ cho cộng đồng, tất cả những bệnh nhân nhiễm Salmonella đều phải được theo dõi ngay cả khi sức khỏe đã hoàn toàn bình phục.