Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Nước mặt là gì? Phân loại, đặc điểm, tính chất của nước mặt

05/10/2022

Trong những năm trở lại đây, việc ô nhiễm nguồn nước mặt tại hầu hết các lưu vực sông ở nước ta đang diễn ra hết sức nghiêm trọng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới nhu cầu cấp nước cho hoạt động sinh hoạt, sản xuất mà còn tác động không nhỏ đến hệ sinh thái các dòng sông. Vậy nước mặt là gì? Nước mặt và nước ngầm khác nhau như thế nào? Thực trạng nước mặt ở Việt Nam hiện nay ra sao? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết của Vinalab ngày hôm nay.

Nước mặt là gì?

Nước mặt là gì?

Theo khoản 3, điều 2 của Luật Tài nguyên Việt Nam năm 2012, nước mặt là các nguồn nước tồn tại trên bề mặt đất liền hoặc hải đảo.

Hiểu đơn giản thì nguồn nước mặt (hay còn gọi là nước bề mặt) là nguồn nước có trên bề mặt Trái Đất như ao, hồ, sông, suối, nước ngập đất hay nước đại dương. Đây cũng có thể được gọi là nước xanh.

Dựa vào định nghĩa trong một quy định của EU về vấn đề phân chia nước bề mặt, nước mặt sẽ được phân biệt với nước sông, hồ, vùng nước ven biển và nước chuyển tiếp.

Vì tồn tại trên bề mặt lục địa nên nước mặt sẽ có thể bị mất đi do quá trình bay hơi hoặc thấm vào lòng đất để trở thành nước ngầm. Và nước mưa hay nước ngầm cũng chính là nguồn bổ sung thêm cho nước mặt.

Trong cuộc sống, nước mặt là được cây cối hấp thụ trong quá trình thoát hơi và được con người sử dụng để phục vụ cho mục đích sản xuất, tưới tiêu, sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản…hoặc đổ ra biển.

Phân loại nguồn nước mặt

Nguồn nước mặt được phân chia thành 3 loại chính, bao gồm:

- Nguồn nước mặt vĩnh viễn: Là nguồn nước tồn tại quanh năm, bao gồm nước sông, nước hồ và nước đầm.

- Nguồn nước mặt bán vĩnh cửu: Là nguồn nước chỉ xuất hiện tại thời điểm nhất định trong năm, gồm có nước lạch, hố nước và nước trong đầm phá.

- Nguồn nước mặt nhân tạo: Do con người tạo ra và được chứa trong các hệ thống hồ, đập, đầm lầy nhân tạo. Nguồn nước này được lấy từ các con sông, hồ và chứa trong các bể đập nhằm phục vụ cho mục đích sản xuất điện.

Đặc điểm tính chất của nước mặt

Tùy vào đặc tính của đất mà nước chảy qua đến những nơi chứa mà nước mặt sẽ có thành phần hóa học khác nhau.

Trong quá trình hòa tan các phần tử khác nhau bằng cách trao đổi trên bề mặt nước – không khí, nước mặt sẽ tự các khí hòa tan như N2, O2 hoặc CO2.

Nước mặt có chứa một lượng lớn các chất lơ lửng, đặc biệt là trong dòng chảy. Do đó, khi thiết kế thiết bị xử lý nước mặt, chúng ta không thể bỏ qua công đoạn keo tụ, tạo bông các hạt lơ lửng. Tại các đập chứa nước, do thời gian nước dừng lại lâu nên sự lắng gạn tự nhiên của các phần tử có kích thước lớn sẽ xuất hiện. Độ đục của nước lúc này là do những chất keo gây ra.

Trong nước mặt có mặt nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên. Chúng được tạo ra bởi sự phân hủy các chất hữu cơ của động, thực vật sống trên bề mặt chứa nước hoặc trong những con sông, hồ và xác vi sinh vật tự phân hủy sau khi chết.

Tồn tại các sinh vật nổi: Nước mặt là nơi cư trú và phát triển của tảo và động vật nổi. Khi gặp điều kiện thuận lợi, hệ sinh thái nước mặt bao gồm các loài động, thực vật, cá có thể phát triển mạnh.

Sự thay đổi nhiệt độ, chất lượng nước diễn ra hàng ngày, thay đổi theo mùa, tùy vào lượng ánh sáng mặt trời, sự chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa hoặc diễn ra ngẫu nhiên do mưa giông, ô nhiễm. Tại những nơi chứa nước mặt, chất lượng nước hàm lượng các yếu tố như sắt, mangan, sinh vật nổi, oxy… có sự thay đổi từ trên bề mặt đến đáy bể chứa, tùy thuộc vào chu kỳ của một năm.

Ô nhiễm hữu cơ sẽ dẫn đến việc phú dưỡng nguồn nước:

 + Nguồn gây ô nhiễm đến từ các chất cặn bã có trong nước thải đô thị do quá trình trao đổi chất của con người, sinh hoạt, nấu ăn…

 + Nguồn gây ô nhiễm là các chất thải hữu cơ, vô cơ có trong nguồn nước công nghiệp do hoạt động sản xuất tạo ra.

+ Nguồn gây ô nhiễm đến từ các sản phẩm dùng trong nông nghiệp như phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…hoặc chất thải hữu cơ từ hoạt động chăn nuôi.

Lượng nước mặt trên bề mặt Trái Đất
Lượng nước mặt trên bề mặt Trái Đất.

So sánh nước nước mặt và nước ngầm

Hiện nay, nước mặt và nước ngầm là 2 nguồn nước chủ yếu dùng để phục vụ các hoạt động sản xuất, tưới tiêu và sinh hoạt của con người. Tuy nhiên, 2 nguồn nước này lại có các đặc trưng tính chất hoàn toàn khác nhau. Cụ thể như sau:

Tiêu chí

Nước mặt

Nước ngầm

Nhiệt độ

Chịu nhiều ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước sẽ thay đổi theo mùa vì nằm phía trên bề mặt lục địa.

Chịu ít ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường và nhiệt độ nước tương đối ổn định quanh năm vì nằm rất sâu dưới lòng đất.

Chất rắn lơ lửng

Hàm lượng các chất rắn lơ lửng cao và thay đổi theo mùa.

Hàm lượng các chất rắn lơ lửng rất thấp và gần như không có.

Khoáng chất hòa tan trong nước (canxi, magie)

Có sự thay đổi vì phụ thuộc vào chất lượng đất và lượng mưa.

Ít có sự thay đổi và lượng khoáng chất có trong nước ngầm nhiều hơn nước mặt.

Hàm lượng ion Fe2+. Mn2+

Chỉ có ở phần nước sát đáy sông, hồ.

Có nhiều trong nước ngầm.

Khí H2S

Không có.

Có.

Khí NH3

Có khi nguồn nước mặt bị ô nhiễm.

Thường có.

Khí oxy hòa tan

Gần như bão hòa.

Không có.

Khí CO2 hòa tan

Hầu như không có.

Nồng độ cao.

Vi sinh vật

Có chứa nhiều chất dinh dưỡng nên vi sinh vật phong phú.

Chủ yếu là các vi sinh vật do sắt gây ra.

Tiềm năng tài nguyên nước mặt ở Việt Nam

Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sông ngòi dày đặc với 2.360 con sông có chiều dài trên 10 km, trong đó có đến 109 con sông chính. Trên cả nước có 16 lưu vực sông với lưu lượng nước lớn hơn 2.500 km2 và có đến 10 trên 16 lưu vực sông có diện tích lớn hơn 10.000 km2.

Tổng lượng dòng chảy trung bình hàng năm của nước ta rơi vào khoảng 847km3, trong đó, 60% là lượng ngoài vùng chảy - nước chảy từ các quốc gia láng giềng vào lãnh thổ Việt Nam (507 km3) và 40% là dòng chảy nội địa (340 km3). Qua đây, chúng ta có thể nhận định rằng, Việt Nam là nước có tiềm năng nước mặt vô cùng lớn.

Thực trạng ô nhiễm nguồn nước mặt ở Việt Nam

Trong những năm trở lại đây, nguồn nước mặt ở hạ lưu của hầu hết các lưu vực sông đều rơi vào tình trạng suy giảm nghiêm trọng, thậm chí nhiều con sông đang chết dần, dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước sạch để cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất và gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sinh thái các dòng sông.

Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh khiến hiện trạng sử dụng đất bị thay đổi, cụ thể là diện tích sông, hồ trong các đô thị dần bị thu hẹp dòng chảy, thậm chí có nơi còn bị vùi lấp hoàn toàn để lấy đất phục vụ cho việc xây dựng các công trình giao thông, khu dân cư, đô thị, nhà máy, khu công nghiệp.

Quá trình đô thị hóa cũng kéo theo sự phát triển của các khu công nghiệp, làm tăng như cầu sử dụng nước cũng như tăng lượng chất thải thải ra môi trường mà không áp dụng các quy trình xử lý nước mặt. Tất cả những điều này đã tạo ra một sức ép lớn đến nguồn nước mặt tại các con sông, hồ, khiến chúng không những bị thu hẹp mà còn bị ô nhiễm.

Theo thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, chất lượng sông Cùng Kỳ và sông nhánh khu vực vùng núi Đông Bắc đang giảm xuống loại A2, sông Hiển và sông Bằng Giang giảm xuống mức B1. Các chỉ số chất lượng nước mặt sông Hồng đoạn chảy qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ đều vượt qua QCVN 08:2008 - A1, nhiều khu vực gần nhà máy thậm chí còn xấp xỉ mức B1. Nhiều đoạn của sông Cầu cũng đang bị ô nhiễm nặng, nhất là các đoạn sông chảy qua khu công nghiệp, khu đô thị và các làng nghề với những chỉ số COD, BOD5, TSS...vượt ngưỡng cho phép rất nhiều lần, nhất là vào mùa nắng nóng.

Tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên thì chất lượng nước cũng giảm đáng kể, vùng hạ lưu cũng bắt đầu có hiện tượng ô nhiễm. Sông Đồng Nai vốn được biết đến là con sông có nguồn nước mặt đạt chất lượng tốt nhất thì giờ đây cũng đã bắt đầu ô nhiễm ở vùng hạ lưu. Ngoài ra, nước ở hệ thống sông Thị Vải, sông ở đồng bằng sông Cửu Long, sông Gòn, sông Vàm cũng bị suy giảm nghiêm trọng.

Ô nhiễm nước mặt

Hậu quả tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt

Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước mặt trước tiên là ảnh hưởng đến đời sống của các loài động thực vật sống trong đó. Tiếp theo là thiếu nước sạch để sử dụng cho các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người. Không chỉ vậy, việc sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm còn là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho con người.

Theo nhiều báo cáo điều tra, có đến gần 50% phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, 20.000 người mắc bệnh ung thư và khoảng 9.000 người đã tử vong do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.

Giải pháp khắc phục ô nhiễm nước mặt

Để có thể kịp thời ngăn chặn và khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn nước mặt, các cơ quan có thẩm quyền cần phải ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã tạo hành lang pháp lý nhằm buộc các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải có phương án xử lý chất thải trước khi thải ra môi trường, tăng cường công tác đánh giá môi trường, triển khai xây dựng và thực hiện các quy hoạch lưu vực sông…đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng trong việc quản lý môi trường nước, mỗi người dân cần phải nâng cao ý thức bảo vệ nguồn nước, áp dụng các công nghệ xử lý nước mặt tiên tiến.

Quy trình công nghệ xử lý nước mặt bao gồm các quy trình:

  • Tiền xử lý nước mặt,
  • Xử lý bằng hóa chất,
  • Sử dụng hóa chất trợ keo tụ tạo bông,
  • Quá trình lắng,
  • Quá trình lọc nước,
  • Quá trình khử khuẩn,
  • Quy trình lọc xác vi khuẩn.

Công nghệ xử lý nước mặt

Hy vọng rằng, với những thông tin mà Vinalab vừa chia sẻ ở trên, các bạn đã hiểu được nước mặt là gì và các vấn đề liên quan đến nguồn nước mặt. Và để bảo vệ cuộc sống của bản thân, gia đình và toàn xã hội, ngay từ bây giờ, chúng ta cần thực hiện những việc làm thiết thực để giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước và bảo vệ nguồn nước mặt.

Vinalab tổng hợp.