Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng nước sạch sinh hoạt, ăn uống

30/09/2022

Trong tình hình ô nhiễm môi trường ngày càng tăng và nước là một trong những thành phần bị ảnh hưởng nghiêm trọng và trực tiếp nhất. Vì vậy việc kiểm tra chất lượng nước trước khi sử dụng là vô cùng cần thiết. Và để biết được tiêu chuẩn nước sạch, tiêu chuẩn nước sinh hoạt, tiêu chuẩn nước uống, tiêu chuẩn nước thải thì cần phải có kết quả phân tích, các thông số đánh giá chất lượng thì mới đánh giá được. Hãy cùng Hội các phòng thử nghiệm Việt Nam - Vinalab tìm hiểu những tiêu chuẩn chất lượng nước là gì trong bài viết sau.

Chỉ tiêu chất lượng nước sạch

Trong nước sẽ có những thành phần gì?

Trong nước có rất nhiều những chất khác nhau bao gồm các chất thuộc bản chất của nước, các chất phát sinh trong quá trình nước được lưu chuyển và xử lý và cuối cùng là những chất được phản ứng và xúc tác giữa các thành phần đó tạo ra.

Nước được chia ra làm nhiều dạng và nhiều tên gọi khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là nước sinh hoạt và nước ăn uống.

Nước sinh hoạt là nguồn nước dùng để sử dụng cho mục đích vệ sinh và sinh hoạt hằng ngày bao gồm: tắm, giặt, đánh răng...

Nước ăn uống dùng cho mục đích nấu ăn, sử dụng uống trực tiếp, pha sữa cho các bé và hỗ trợ nhiều cho những ngành nghề sản xuất khác nhau.

Và Bộ Y Tế Việt Nam có những quy định chung về tiêu chuẩn dành cho chất lượng nước cụ thể như sau:

1. Tiêu chuẩn Nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT.

2. Tiêu chuẩn Nước uống QCVN 01:2009/BYT.

Tại Việt Nam và rất nhiều quốc gia khác nguồn nước sử dụng chính của mọi người đều được cung cấp từ nhà máy nước. Tại đây nước sẽ được xử lý tạo ra nguồn nước đạt tiêu chuẩn ăn uống.

Riêng tại TP HCM có 3 nhà máy cấp nước lớn là Nhà máy cấp nước Sài Gòn - SAWACO, Nhà máy nước Thủ Đức - WASUCO, và Nhà máy nước Nhà Bè - WASUCO JSC. Tại đây nước được xử lý cẩn thận và khoa học cho ra được nước đạt yêu cầu nước ăn uống theo đúng quy định của QCVN - BYT nhưng do hệ thống cấp nước tới từng hộ dân bị ảnh hưởng nặng với nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến tình trạng nguồn nước khi tới nhà dân mang nhiều nguy hiểm như: có cặn bẩn, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất sát trùng, vi sinh vật, vi khuẩn…

Chỉ tiêu nước sinh hoạt đạt chuẩn

Bảng các chỉ tiêu nước sinh hoạt theo quy chuẩn Bộ Y Tế:

Tên chỉ tiêu

Giới hạn tối đa cho phép

Đơn vị tính

Phương pháp thử

I

II

Màu sắc

15

15

TCU

TCVN 6185 - 1996 (ISO 7887 - 1985) hoặc SMEWW 2120

Mùi vị

Không có mùi vị lạ

Không có mùi vị lạ

-

Cảm quan, hoặc SMEWW 2150 B và 2160 B

Độ đục

5

5

NTU

TCVN 6184 - 1996 (ISO 7027 - 1990) hoặc SMEWW 2130 B

Clo dư

Trong khoảng  0,3 -0,5

-

mg/l

SMEWW 4500Cl hoặc US EPA 300.1

pH

Trong khoảng 6,0 - 8,5

Trong khoảng 6,0 - 8,5

-

TCVN 6492:1999 hoặc SMEWW 4500 - H+

Hàm lượng Amoni

3

3

mg/l

SMEWW 4500 - NH3 C hoặc SMEWW 4500 - NH3 D

Hàm lượng Sắt tổng số (Fe2+ + Fe3+)

0,5

0,5

mg/l

TCVN 6177 - 1996 (ISO 6332 - 1988) hoặc SMEWW 3500 - Fe

Chỉ  số Pecmanganat

4

4

mg/l

TCVN 6186:1996 hoặc ISO 8467:1993 (E)

Độ cứng tính theo CaCO3

350

-

mg/l

TCVN 6224 - 1996 hoặc SMEWW 2340 C

Hàm lượng Clorua

300

-

mg/l

TCVN 6194 - 1996 (ISO 9297 - 1989) hoặc SMEWW 4500 - Cl - D

Hàm lượng Florua

1.5

-

mg/l

TCVN 6195 - 1996 (ISO10359 - 1 - 1992) hoặc SMEWW 4500 - F-

Hàm lượng Asen tổng số

0,01

0,05

mg/l

TCVN 6626:2000 hoặc SMEWW 3500 - As B

Coliform tổng số

50

150

Vi khuẩn/100ml

TCVN 6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222

E. coli hoặc Coliform chịu nhiệt

0

20

Vi khuẩn/100ml

TCVN 6187 - 1,2:1996 (ISO 9308 - 1,2 - 1990) hoặc SMEWW 9222

Các chỉ tiêu nước ăn uống đạt chuẩn

Các chỉ tiêu đạt chuẩn tiêu chuẩn nước ăn uống cần quan tâm bao gồm:

Các chỉ tiêu chất lượng nước đạt chuẩn

1. Chỉ tiêu vật lý

Chỉ tiêu nước sạch đánh giá về lý tính có thể quan sát được bao gồm:

1.1. Màu sắc: Nước không màu đạt tiêu chuẩn

Nếu phát hiện nước có màu lạ nguyên nhân: Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (chất hữu cơ, chất mùn hữu cơ - acid humic…), một số ion vô cơ (sắt…), một số loài thủy sinh vật…

Được xác định bằng phương pháp so màu với các dung dịch chuẩn (phương pháp trắc quang).

1.2. Mùi vị: Nước không mùi đạt tiêu chuẩn

Nếu phát hiện nước có mùi và vị lạ nguyên nhân: do những khí H2S (mùi trứng thối), các chất hữu cơ, các chất vô cơ (Cu2+, Fe3+), mùi thuốc sát trùng do Clo dư trong nước, vị tanh axit...

Nước nguyên chất không có mùi, vị tự nhiên là do sự hiện diện của các chất hòa tan ở lượng nhỏ.

Để đánh giá mức độ mùi vị của nước, người ta dùng phương pháp pha loãng cho đến khi không cảm nhận được mùi nữa.

1.3. Độ đục và trong của nước

Khi nước có hiện tượng đục khi ra khỏi vòi là hiện tượng của cặn bẩn, gỉ sét, vi sinh vật thủy sinh… bám trên đường đi của nước bị nước cuốn theo. Ta có thể nhận thấy bằng mắt thường.

Để đánh giá được độ đục trong của nước ta có thể sử dụng hình thức dùng ly thủy tinh và xem thời gian cặn bẩn ngưng tụ lại, độ đục sẽ tỷ lệ thuận với thời gian lắng cặn bẩn. Hoặc nếu muốn chính xác hơn ta dùng phương pháp - so độ đục của nước với độ đục của một thang chuẩn, hoặc bằng máy đo độ đục. Có đơn vị đo NTU, xác định theo công thức.

1 NTU = 5% (lgA + 100 ml H2O) +5% (lgB + 100ml H2O) + 90% H2O

Trong đó: A: Hydrazin Sunfat - B: Hexamethylene Tetramine.

Độ đục của nước dùng ăn uống cho phép dưới 5NT.

1.4. Nhiệt độ

Nhiệt độ trong nước là một trong những vấn đề quan trọng bởi vì nó sẽ quyết định các thành phần vi sinh trong nước có phản ứng và tạo ra những vi sinh (có lợi và có hại) khác hay không.

Nguyên nhân do ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường trong quá trình cấp hoặc lưu trữ nước. Riêng những thiết bị làm nóng hoặc làm lạnh nước thì không ảnh hưởng do chúng đã được điều chỉnh ở mức thích hợp và đạt chuẩn.

Nếu những vi khuẩn có hại trong nước đủ điều kiện về nhiệt độ sẽ phát triển và gây những loại bệnh nguy hiểm vì thế nên khi thấy nhiệt độ nước bất thường (có thể dùng nhiệt kế xác định nhiệt độ thông thường của nước dao động từ 220C -270C).

1.5. Chất rắn trong nước

Có thể là những chất tan hoặc không tan, bao gồm cả chất hữu cơ và vô cơ.

Phương pháp xác định tổng hàm lượng các chất rắn:

Có thể dùng bút đo TDS hoặc dùng giấy lọc băng xanh lọc nước sau đó lấy 250ml nước đã lọc, đun trên bếp cách thủy đến khô, sấy cặn ở 1080C -> đem cân và tính ra mg/l.

1.6. Độ dẫn điện của nước

Là hiện tượng nước có chứa nhiều kim loại nặng (bao gồm và kim loại và kim loại kiềm, Cation, Anion...)

Có thể sử dụng dung dịch KCl để trung hòa và so sánh tỷ lệ - độ dẫn điện của nước là Electrical Conductivity (EC) có đơn vị tính là mS.

2. Chỉ tiêu hóa học

Chỉ tiêu nước uống đánh giá về hóa tính có thể quan sát được bao gồm:

2.1. Độ cứng trong nước

Gây nên bởi các ion đa hóa trị có mặt trong nước. Khi đun nóng nước trong những vật chứa kim loại (bình đun nhôm hoặc Inox) chúng sẽ phản ứng với một số anion tạo kết tủa trắng hoặc xám bám trên đáy bình.

Độ cứng của nước xem như là tổng hàm lượng của ion Ca2+ và Mg2+.

Được xác định bằng phương pháp chuẩn độ hoặc tính theo hàm lượng Canxi, Magie trong nước.

2.2. Axit trong nước

Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng với dung dịch kiềm (KOH, NaOH). Độ axit được tính bằng mđlg/l. Làm cho độ cân bằng pH của nước dưới mức yêu cầu sẽ gây hiện tượng trào ngược dạ dày và bệnh hệ đường ruột nếu dử dụng nước này làm nước nấu ăn hoặc uống trực tiếp.

Hiện tượng nhận biết: Chúng ta sẽ cảm thấy rát nhẹ khi nước chạm vào vùng vết thương hở hoặc pha xà bông không có bọt…

2.3. Lượng Kiềm trong nước

Là hàm lượng của các chất có trong nước tham gia phản ứng với dung dịch axit mạnh (HCl). Độ kiềm được biểu diễn bằng số mđlg/l. Làm cho độ cân bằng pH của nước trên mức yêu cầu sẽ gây hiện tượng khó chịu nếu sử dụng nước này uống trực tiếp sẽ có vị lợ nhẹ.

Hiện tượng nhận biết. Chúng ta sẽ cảm thấy rát nhẹ khi nước chạm vào vùng vết thương hở hoặc pha xà bông không có bọt…

2.4. Kim loại nặng trong nước

Khái niệm: Là những kim loại có khối lượng riêng lớn hơn 5 g/cm3 (Pb, Hg, As, Cd, Cr, Mn).

Có mặt khắp nơi trong tự nhiên như khí quyển, thủy quyển, địa quyển, sinh quyển.

Mặc dù cần thiết cho sinh vật nhưng nếu vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ gây độc hại cho môi trường và sinh vật.

Con đường xâm nhập: nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp.

3. Sau đây là một số những kim loại có trong nước phổ biến và nguy hiểm nhất:

3.1. Chì (Pb)

- Nguồn gốc: nước thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt.

- Nồng độ cho phép: không quá 0,05 mg/ml.

- Tác hại: ảnh hưởng hệ thần kinh, rối loạn tạo huyết, đau khớp, viêm thận, tai biến…

- Phương pháp:

+ Chiết trắc quang với dithizon trong cloroform (ℷmax = 510 nm);

+ Quang phổ hấp thụ nguyên tử.

3.2. Thủy ngân (Ag)

- Nguồn gốc: núi lửa, bụi khói nhà máy luyện kim, sản xuất chất hữu cơ, phân bón hóa học…

- Dạng gây độc: hơi thủy ngân, metyl thủy ngân.

- Nồng độ cho phép:

+ Nước uống tiêu chuẩn ≤ 1µg/l;

+ Nước nuôi trồng thủy hải sản ≤ 0,5µg/l.

- Tác hại: phân liệt, trì độn, co giật…

- Phương pháp:

+ Vôn ampe hòa tan;

+ Chiết trắc quang với dithizon trong cloroform (ℷmax=492nm).

3.3. Asen

- Nguồn gốc: núi lửa, bụi đại dương, đốt rừng, chất thải, thuốc trừ sâu…

- Dạng gây độc: Asen(III).

- Nồng độ:

+ Nước sạch tiêu chuẩn ≤ 0,4-1µg/l;

+ Nước biển tự nhiên ≤ 1,5-1,7µg/l.

- Tác hại: ung thư biểu mô da, phổi, phế quản, xoang…

- Phương pháp: hấp thụ nguyên tử.

3.4. Cadimi

- Nguồn gốc: bụi núi lửa, bụi đại dương, vũ trụ, cháy rừng, CN luyện kim, mạ, sơn, lọc dầu…

- Nồng độ:

+ Nước uống tiêu chuẩn ≤ 0,003 mg/l;

+ Nước sinh hoạt, nước ngầm, nước giếng… ≤ 0,001mg/l.

- Tác hại: nhiễu loạn enzim, tăng huyết áp, ung thư phổi…

- Phương pháp: phổ hấp thụ nguyên tử.

3.5. Mangan

- Nguồn gốc: rửa trôi, xói mòn, chất thải luyện kim, ắc quy, phân bón hóa học…

- Nồng độ cho phép ≤ 0,1 µg/l.

- Tác hại: tổn thương thận, bộ máy tuần hoàn, phổi…

- Phương pháp: phân tích hóa học.

4. Những hợp chất hữu cơ có trong nước: Gồm 3 loại chính

4.1. Hợp chất Phenol

- Nguồn gốc: nước thải công nghiệp, bột giấy, lọc dầu.

- Tiêu chuẩn: 2,4,5 triclophenol và pentaclophenol không vượt quá 10 µg/l.

- Tác hại: gây độc với sinh vật nước, giảm DO của nước.

4.2. Hợp chất bảo vệ thực vật

- Nguồn gốc: các loại thuốc bảo vệ thực vật.

- Nồng độ: cơ clo (DDT,666…) ≤ 0,01µg/l

+ Cơ phốt pho (parathion, malathion…) ≤ 0,02µg/l;

+ Cacbamat (sevin, bassa…).

- Tác hại: gây độc cho con người, vật nuôi.

4.3. Hóa chất tẩy rửa

- Hóa chất tẩy rửa bao gồm các loại:

+ Chất hoạt động bề mặt anionic.

+ Chất hoạt động bề mặt cationic.

+ Chất hoạt động bề mặt không có cấu tạo ion.

+ Các chất lưỡng tính.

- Tác hại: giảm sức căng bề mặt nước, tạo nhũ tương, huyền phù nên khi vượt quá chỉ tiêu thi làm ô nhiễm môi trường nước.

5. Hàm lượng oxy hòa tan trong nước (DO).

-  Khí oxy hòa tan là yếu tố thủy hóa quan trọng xác định cường độ hàng loạt quá trình sinh hóa đồng thời cũng là yếu tố chỉ thị cho khối nước.

- Chỉ số DO cao là nước có nhiều rong tảo còn thấp là nước có nhiều chất hữu cơ.

- Phương pháp xác định DO gồm 2 phương pháp:

+ Phương pháp winkler (phương pháp hóa học).

+ Phương pháp đo điện cực oxy hòa tan máy đo oxy.

- Nhu cầu oxy sinh hóa là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hóa các chất hữu cơ trong một khoảng thời gian xác định và được ký hiệu bằng BOD được tính bằng mg/L.

- Chỉ tiêu BOD phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải.

- BOD càng lớn thì nước thải (hoặc nước nguồn) bị ô nhiễm càng cao và ngược lại.

6. Nhu cầu oxy hóa học (COD)

- Nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ.

- Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước.

- Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt. Ví dụ: trong các con sông hay hồ.

- Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam O2 trên lít (mgO2/L).

- Phương pháp xác định COD gồm 2 phương pháp là Pemanganat và Bicromat.

7. Tiêu chuẩn vi khuẩn học

- Trong nước thiên nhiên có nhiều loại vi trùng, siêu vi trùng, rong tảo và các loài thủy vi sinh. Tùy theo tính chất, các loại vi sinh trong nước có thể vô hại hoặc có hại.

- Trong chất thải của người và động vật luôn có loại vi khuẩn E.Coli sinh sống và phát triển. Sự có mặt của E.Coli trong nước chứng tỏ nguồn nước đã bị ô nhiễm.

- Số lượng E.Coli nhiều hay ít tùy thuộc mức độ nhiễm bẩn của nguồn nước.

- Đặc tính của khuẩn E.Coli là khả năng tồn tại cao hơn các loại vi khuẩn, vi trùng gây bệnh khác nên nếu sau khi xử lý nước, nếu trong nước không còn phát hiện thấy E.Coli thì điều đó chứng tỏ các loại vi trùng gây bệnh khác đã bị tiêu diệt hết.

- Chúng ta cần phân 2 khái niệm trị số và chỉ số:

+ Trị số E.Coli là đơn vị thể tích nước có chứa 1 vi khuẩn E.Coli.

+ Chỉ số E.Coli là số lượng vi khuẩn E.Coli có trong 1 lít nước.

- Tiêu chuẩn nước sinh hoạt ở các nước tiên tiến qui định trị số E.Coli không nhỏ hơn 100 mL, nghĩa là cho phép chỉ có 1 vi khuẩn E.Coli trong 100 mL nước (chỉ số E.Coli tương ứng là 10). Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) qui định chỉ số E.Coli của nước sinh hoạt phải nhỏ hơn 20.

- Phương pháp: Dùng pipet lấy đúng 0,1ml mẫu nước đã được pha loãng 100 đến 10000 lần đem ủ trong môi trường Agar-eosin- methylene blue ở 37∓10C trong 48h rồi dùng kính hiển vi điện tử đếm và suy ra số E. coli có trong 100ml mẫu nước.

8. Chỉ tiêu vi sinh

Là những chỉ tiêu nước sinh hoạt chỉ có thể sử dụng phương pháp kiểm tra nước tại những đơn vị được bộ y tế công nhận.

Ví dụ: Viện Pasteur, Viện sắc khí hải đăng…

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia Việt Nam về chỉ tiêu vi sinh của nước như sau:

- Đối với chỉ tiêu nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT): Hàm lượng E.Coli và Coliform tổng số = 0 vi khuẩn/100ml.

- Đối với chỉ tiêu nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT): Hàm lượng E.Coli = 0 vi khuẩn/100ml và Coliform < 50 vi khuẩn/100ml.

- Đối với chỉ tiêu nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTNMT): 

+ Chỉ tiêu nước thải loại A: Hàm lượng Coliform < 3000 mg/L;

+ Chỉ tiêu nước thải loại B: Hàm lượng Coliform < 5000 mg/L.

Thông qua bài viết chúng ta thấy được có rất nhiều những thành phần trong nước mà mắt thường không thể quan sát và nhận định chính xác được vậy nên để bảo vệ sức khỏe của gia đình và người thân yêu chúng ta nên sử dụng nước đạt chất lượng nước sinh hoạt cũng như đạt chất lượng nước uống.

Vinalab tổng hợp.