Các nhà khoa học từ Viện Đổi mới Y sinh Terasaki (TIBI)- Hoa Kỳ đã phát triển một loại kính áp tròng có thể chụp và phát hiện exosomes, đây là những túi có kích thước nanomet được tìm thấy trong dịch cơ thể có khả năng trở thành dấu ấn sinh học chẩn đoán ung thư.
Thấu kính được thiết kế với các vi sợi liên kết với những kháng thể có thể thu nhận các exosomes được tìm thấy trong nước mắt. Kính áp tròng siêu nhỏ truyền tín hiệu liên hợp kháng thể (ACSM-CL) này có thể được nhuộm màu với mục đích phát hiện với các kháng thể đặc hiệu được gắn thẻ hạt nano để hình dung chọn lọc. Điều này mang đến nền tảng tiềm năng để sàng lọc trước ung thư và công cụ chẩn đoán hỗ trợ dễ dàng, nhanh chóng, nhạy cảm, tiết kiệm chi phí và không xâm lấn.
Exosomes được hình thành trong hầu hết các tế bào và được tiết thành nhiều chất lỏng của cơ thể, chẳng hạn như huyết tương; nước bọt; nước tiểu và nước mắt. Hiện tại, exomes có thể vận chuyển những phân tử sinh học khác nhau giữa các tế bào. Và được chứng minh rằng có rất nhiều protein bề mặt trên exomes - một số loại phổ biến đối với tất cả các exomes và những loại khác thì tăng lên để phản ứng với bệnh ung thư, nhiễm virus hoặc chấn thương. Ngoài ra, một số exsome có nguồn gốc từ khối u có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc điều chỉnh, tiến triển và di căn của khối u.
Do đó, người ta đã quan tâm nhiều đến việc sử dụng exosomes để chẩn đoán ung thư và dự đoán/điều trị. Tuy nhiên, điều này đã bị cản trở bởi khó khăn trong việc phân lập những exosomes đủ số lượng và độ tinh khiết cho mục đích này. Một số phương pháp hiện tại liên quan đến máy siêu ly tâm và gradient mật độ (density gradient) và tốn thời gian, kéo dài ít nhất 10h để hoàn thành. Những khó khăn hơn nữa được đặt ra trong việc phát hiện exosomes biệt lập; các phương pháp thường được sử dụng đòi hỏi thiết bị đắt tiền và tốn diện tích.
Nhóm nghiên cứu ở Viện TIBI đã tận dụng chuyên môn trong việc thiết kế và chế tạo cảm biến sinh học kính áp tròng để loại bỏ sự cần thiết của các phương pháp cách ly này bằng cách phát minh ra ACSM-CL để thu thập exosomes từ nước mắt, là nguồn exosomes tối ưu và sạch hơn so với máu, nước tiểu và nước bọt. Các tác giả đã tạo điều kiện và tối ưu hóa việc chuẩn bị ACSM-CL bằng cách sử dụng một số phương pháp thay thế. Khi chế tạo những vi mạch cho thấu kính, họ sử dụng phương pháp cắt và khắc trực tiếp bằng laser thay vì đúc thông thường để giữ lại cấu trúc của cả khoang và thấu kính. Ngoài ra, còn giới thiệu thêm phương pháp biến đổi hóa học các bề mặt vi hạt để kích hoạt chúng liên kết với kháng thể. Phương pháp này được sử dụng thay cho phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn, trong đó các vật liệu kim loại hoặc nanocacbon phải được sử dụng ở môi trường sạch.
Sau đó, tối ưu hóa những quy trình để liên kết hai loại kháng thể: kháng thể bắt (capture antibody) với vi sợi ACSM-CL và một kháng thể phát hiện khác (detection antibody) (đối chứng dương tính) lên các hạt nano vàng có thể nhìn thấy được bằng quang phổ. Cả hai kháng thể này đều đặc hiệu cho hai dấu hiệu bề mặt khác nhau được tìm thấy trên tất cả các exsome.
Trong thử nghiệm xác nhận ban đầu, ACSM-CL được thử nghiệm dựa trên các exosomes được tiết thành chất nổi trên bề mặt từ mười dòng tế bào ung thư và mô khác nhau. Khả năng thu nhận và phát hiện exosomes được xác nhận bởi sự thay đổi quang phổ quan sát được trong tất cả những mẫu thử nghiệm, so với đối chứng âm tính. Kết quả tương tự cũng thu được khi ACSM-CL được thử nghiệm trên mười mẫu nước mắt khác nhau được thu thập từ các tình nguyện viên.
Trong những thí nghiệm cuối cùng, các exposome trong chất nổi trên bề mặt thu thập từ ba dòng tế bào khác nhau với một số biểu hiện đánh dấu bề mặt khác nhau đã được thử nghiệm chống lại ACSM-CL, cùng với sự kết hợp khác nhau của một số kháng thể phát hiện dấu hiệu đặc hiệu. Kết quả là những mô hình phát hiện và không phát hiện exosomes từ ba dòng tế bào khác nhau như mong đợi, do đó xác nhận khả năng của ACSM-CL trong việc thu nhận và phát hiện chính xác exosomes với các điểm đánh dấu bề mặt khác nhau.
Giám đốc điều hành TIBI Ali Khademhosseini cho biết: “Exomes là một nguồn phong phú của các chất đánh dấu và phân tử sinh học có thể được nhắm mục tiêu cho một số ứng dụng y sinh. Phương pháp luận mà nhóm nghiên cứu đã phát triển tạo điều kiện rất nhiều cho khả năng khai thác nguồn này”.
Đ.T.V (NASATI).
Tin bài khác