Chất chuẩn có ứng dụng xác định thành phần và tính chất của vật liệu hay hóa chất. Có nhiều loại phụ thuộc vào tiêu chí như dạng tồn tại, chức năng và mục đích, độ chính xác... Ứng dụng của nó phổ biến nhất trong nghiên cứu khoa học, kiểm nghiệm hiệu quả sản phẩm.
Chất chuẩn (Standard substances) hay chất chuẩn đối chiếu (Reference standards) là chất cần thiết để đánh giá các nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm… theo các quy trình đã xác định nhằm đảm bảo kết quả phân tích đạt độ chính xác, đáng tin cậy.
Chất chuẩn là gì?
- Chuẩn gốc hay chuẩn sơ cấp (primary): Là các chất chuẩn được thẩm định đầy đủ và được thừa nhận rộng rãi, có chất lượng phù hợp trong điều kiện quy định và có giá trị được chấp nhận mà không phải so sánh với chất khác.
Theo FDA: Chất chuẩn đối chiếu của USP-NF và các nguồn chính thức khác không cần phải qua thẩm định (chuẩn gốc) còn các chất chuẩn không từ các nguồn chính thức khác cần phải đạt được độ tinh khiết cao nhất có thể đạt được với nỗ lực hợp lý, và nó phải được xác định một cách đầy đủ để đảm bảo tính đồng nhất (identity), độ mạnh (strength), chất lượng (quality), độ tinh khiết (purity) và hiệu lực (potency). ICH Guide Q7 định nghĩa chất chuẩn gốc là một chất được đưa ra bởi 1 loạt các thử nghiệm phân tích để trở thành vật liệu đáng tin cậy có độ tinh khiết cao. Chất chuẩn này có thể:
- Chuẩn làm việc (working standards) hay chuẩn thứ cấp (secondary standards): Gồm các chất chuẩn sinh học hay hóa học được thiết lập trên các nguyên liệu được chuẩn hóa so với các chất chuẩn gốc hay bằng phương pháp phân tích có độ chính xác cao để cung cấp rộng rãi cho các phòng kiểm nghiệm thuốc; được dùng để định tính, định lượng, đánh giá hoạt lực, xác định độ tinh khiết của thuốc, nguyên liệu và thành phẩm.
Theo ICH Guide Q7, chuẩn thứ cấp là một chất có độ tinh khiết và chất lượng được thiết lập bằng cách so sánh với một chất chuẩn gốc, được dùng làm chất chuẩn đối chiếu cho các phân tích thường ngày của phòng thí nghiệm.
- Chuẩn cơ sở hay chuẩn của nhà sản xuất: Là các chất được sản xuất và thiết lập bởi cơ sở hay nhà sản xuất theo các quy trình và các tiêu chí của cơ sở. Chất chuẩn cơ sở được tinh khiết hóa, mô tả đầy đủ và xác định rõ cấu trúc (IR, UV, MNR, MS…), thường được sử dụng cho các chất hóa học mới (New Chemical Entity - NCE) chưa có chuyên luận ...
Phân loại các chất chuẩn
Bản thân là chất chuẩn nên phải đáp ứng các quy tắc khắt khe từ các khâu thiết lập, bảo quản và phân phối…
Chất chuẩn đối chiếu được sử dụng trong các phạm vi sau đây:
Phạm vi sử dụng của Chất chuẩn đối chiếu
Yêu cầu |
Chuẩn khu vực ASEAN |
Chuẩn quốc gia |
Chuẩn làm việc |
Phạm vi sử dụng |
Các nước ASEAN |
Các phòng kiểm nghiệm trong nước |
Đơn vị thiết lập ra chuẩn làm việc |
Đánh giá kết quả |
Phòng kiểm nghiệm của các quốc gia ASEAN |
Phối hợp các phòng kiểm nghiệm trong nước |
Kết quả đánh giá của một phòng kiểm nghiệm |
Sử dụng chuẩn gốc |
Chuẩn quốc tế, USP, EP… |
Chuẩn quốc tế, USP, EP, ASEAN… |
Chuẩn quốc gia hoặc ASEAN |
Các tiêu chuẩn phải đánh giá |
Tất cả |
Tất cả |
IR, tạp chất liên quan, hàm lượng. |
Quyết định kết quả |
Tiểu ban thiết lập chuẩn ASEAN |
Tiểu ban thiết lập chuẩn quốc gia |
Phụ trách phòng quản lý CL |
Hồ sơ |
Chứng chỉ Hồ sơ kiểm nghiệm của các phòng kiểm nghiệm |
Chứng chỉ Hồ sơ kiểm nghiệm của các phòng kiểm nghiệm |
Phiếu kiểm nghiệm. Hồ sơ kiểm nghiệm |
Dù là chuẩn khu vực, chuẩn quốc gia hay chuẩn làm việc đều phải tuân theo một nguyên tắc chung về thiết lập, bảo quản và phân phối như sau:
- Nguyên liệu được sử dụng thiết lập chất chuẩn phải có độ tinh khiết cao (đối với hợp chất hóa dược > 95%), được lựa chọn từ các lô nguyên liệu sản xuất thuốc có chất lượng cao, có tính đồng nhất và được cung cấp từ các nguồn đáng tin cậy (các nhà sản xuất gốc).
- Việc đánh giá mức độ phù hợp của một nguyên liệu dự kiến thiết lập chuẩn phải được tiến hành rất cẩn thận, phải cân nhắc tất cả số liệu thu được từ các phép thử và nên áp dụng nhiều phương pháp phân tích khác nhau để đánh giá so sánh.
- Các nhà sản xuất chất chuẩn có uy tín (ví dụ: USP, Chromadex …) thường xây dựng một quy trình cụ thể, chặt chẽ để thẩm định chất chuẩn của mình.
Các nhà sản xuất chất chuẩn uy tín thường có một quy trình xây dựng chuẩn cụ thể, chặt chẽ. Theo tiêu chuẩn ISO (ISO là tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa có tên tiếng Anh là International Organization for Standardization. ISO được thành lập vào năm 1946 và chính thức hoạt động vào 23/02/1947. Việt Nam gia nhập từ năm 1977 và trở thành thành viên thứ 71).
Vai trò của ISO trong thiết lập chất chuẩn
Để xây dựng quy trình thiết lập và chứng nhận chất chuẩn, các đơn vị điều chế chất chuẩn chủ yếu dựa vào ba bộ ISO 17034:2016, ISO guide 31, ISO guide 35 làm cơ sở.
- ISO Guide 31 (2000) cung cấp các chỉ dẫn cần thiết giúp nhà sản xuất chất chuẩn soạn thảo giấy chứng nhận phân tích một cách rõ ràng, ngắn gọn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.
- ISO 17034 (2016) đưa ra các yêu cầu mà nhà sản xuất cần phải đáp ứng, đồng thời hướng dẫn làm thế nào để đáp ứng các yêu cầu này. Nhìn chung, hướng dẫn này đưa ra các mô hình cho thử nghiệm tính đồng nhất, độ ổn định và xác định hàm lượng của nguyên liệu thử nghiệm.
- ISO 35 (năm 2006) được xem như một ứng dụng của hướng dẫn xác định độ không đảm bảo đo (Guide to the Expression of Uncertainty in MeasuremenT – GUM). ISO Guide 35 hướng dẫn chi tiết về cách xác định độ không đảm bảo đo và và cách đánh giá độ đồng nhất lô, độ ổn định trong quá trình thiết lập chất chuẩn.
Chất chuẩn có tầm quan trọng hàng đầu trong kiểm nghiệm các chất lượng sản phẩm. Sử dụng chất chuẩn kém chất lượng sẽ dẫn đến kết luận sai lầm về chất lượng sản phẩm. Nhu cầu về chất chuẩn hiện nay là rất lớn. Việc cung cấp chất chuẩn đúng tiêu chuẩn ISO 17034:2016 là hướng phát triển cho các nhà sản xuất hóa chất phòng thí nghiệm ở Việt Nam nhằm góp phần đảm bảo kết quả kiểm nghiệm và từng bước nâng cao thương hiệu các phòng thử nghiệm của Việt nam.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng, thị trường hóa dược phẩm càng đa dạng. Thế nhưng, bên cạnh tác động tích cực của sự phong phú về sản phẩm là mối lo ngại về hàng giả, hàng kém chất lượng. Chỉ bằng những phương pháp kiểm nghiệm thô sơ thì không thể phân biệt được đâu là loại tốt, đâu là loại kém chất lượng. Lúc này nhu cầu cấp thiết đặt ra: liệu có phương pháp nào tối ưu để giải quyết vấn đề này? Vì thế, chất chuẩn ra đời, đáp ứng nhu cầu kiểm nghiệm của con người.
Tin bài khác