Số điện thoại: 024 6683 9670
[Vietnamese]
[English]

Thông báo Chương trình Đào tạo Phòng Thử nghiệm tháng 04/2023

27/03/2023

Với đầy đủ năng lực và kinh nghiệm, Hội các Phòng thử nghiệm Việt Nam (Vinalab) đã tổ chức thành công các khoá đào tạo về hệ thống quản lý chất lượng cũng như các khóa đào tạo kỹ thuật phân tích. Để đáp ứng nhu cầu của các phòng thử nghiệm, Vinalab dự kiến tổ chức các khoá đào tạo như sau.

Thông báo Chương trình Đào tạo Phòng Thử nghiệm tháng 04/2023

Khóa 1: “Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 – Yêu cầu chung về năng lực phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn; Đào tạo đánh giá viên nội bộ”

(Từ ngày 05/04/2023 đến ngày 07/04/2023)

Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 cung cấp những yêu cầu thiết yếu mà phòng thử nghiệm phải đạt để minh chứng rằng phòng thử nghiệm đang vận hành một hệ thống chất lượng, có kỹ thuật thành thạo và có năng lực tạo ra các kết quả thử nghiệm giá trị. Cung cấp cho học viên nhận thức và hiểu biết vững vàng về Tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2017 và đào tạo đánh giá viên nội bộ phục vụ việc duy trì hệ thống quản lý chất lượng phòng thí nghiệm là hai mục tiêu hướng đến của khóa đào tạo này.

Nội dung đào tạo

- Nhận thức chung về ISO/IEC 17025:2017

- Hướng dẫn áp dụng trong hoạt động phòng thử nghiệm

- Đánh giá nội bộ

- Phương thức tiến hành Đánh giá nội bộ theo chuẩn mực ISO/IEC 17025:2017

  • Các khái niệm cần thiết.
  • Giai đoạn chuẩn bị.
  • Tiến hành một cuộc Đánh giá nội bộ.
  • Giai đoạn sau đánh giá.

- Các kỹ năng cần thiết của Đánh giá viên ­

Các kiến thức, kỹ năng đánh giá viên: truyền thông, phỏng vấn, quan sát, làm chủ thời gian

Thực hành theo nhóm.

Chi phí đào tạo:

  • 1.200.000/học viên (Một triệu hai trăm nghìn đồng/ học viên)

Bao gồm

  • Phí đào tạo lý thuyết và thực hành (demo)
  • Tài liệu học và tham khảo.

Đăng ký tại đây

Khóa 2: Thực hành tốt QA/QC trong phòng thí nghiệm phân tích

(Từ ngày 13/04/2023 đến ngày 14/04/2023)

Nội dung đào tạo

- Mục tiêu khóa học: Sau khi học xong khóa đào tạo này, học viên có khả năng

  • Hiểu về các hoạt động QA/QC trong phòng thí nghiệm
  • Hiểu được cách thức xây dựng hệ thống tài liệu cho phòng thí nghiệm
  • Hiểu và áp dụng các hoạt động đảm bảo chất lượng trong phòng thí nghiệm
  • Thực hiện kiểm soát và đánh giá xu hướng các hoạt động QC trong phòng thí nghiệm

- Các khái niệm trọng quản lý chất lượng trong phòng thí nghiệm Đánh giá nội bộ

- QA: Hoạt động đảm bảo chất lượng

  • Các nguyên tắc chung & khái niệm
  • Xây dựng hệ thống tài liệu
  • Quản lý & kiểm soát thiết bị, hóa chất, hóa chất chuẩn
  • Đào tạo, đánh giá năng lực nhân sự
  • Lựa chọn, phát triển phương pháp thử

- QC: Hoạt động kiểm soát chất lượng

  • Ngoại kiểm và nội kiểm
  • Xây dựng các biểu đồ kiểm soát và đánh giá xu hướng

- Tổng kết - Hỏi đáp

- Kiểm tra cuối khóa

Chi phí đào tạo

  • 1.200.000/học viên (Một triệu hai trăm nghìn đồng/ học viên)

Bao gồm

  • Phí đào tạo lý thuyết và thực hành (demo)
  • Tài liệu học và tham khảo

Đăng ký tại đây

Khóa 3: Sử dụng, kiểm tra, hiệu chuẩn nội bộ các thiết bị đo lường PTN

(Từ ngày 17/04/2023 đến ngày 19/04/2023)

Nội dung đào tạo

- Phương tiện đo lường khối lượng (Lý thuyết) -  Theo Văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam ĐLVN 16:2021, ĐLVN 15:2009.

  • Giới thiệu về đo lường khối lượng.
  • Cấp chính xác của cân và quả cân.  
  • Lắp đặt, kiểm tra độ chính xác, sử dụng và hiệu chuẩn cân phân tích, cân kỹ thuật.

- Phương tiện đo lường thể tích (Lý thuyết)

  • Giới thiệu về đo lường thể tích.         
  • Các loại phương tiện đo thể tích và cấp chính xác.
  • Sử dụng và hiệu chuẩn các dụng cụ đo thể tích trong phòng thí nghiệm theo ĐLVN 68:2001 và TCVN 1044: 2011, TCVN 10505:2015.

- Phương tiện đo lường nhiệt (Lý thuyết)

  • Giới thiệu về đo lường nhiệt độ.
  • Các dụng cụ đo nhiệt: nhiệt kế thủy tinh thủy ngân, nhiệt kế lưỡng kim, nhiệt kế áp suất, nhiệt kế điện trở, cặp nhiệt điện và các thiết bị nhiệt: tủ sấy, tủ ấm, lò nung.
  • Sử dụng và hiệu chuẩn các thiết bị nhiệt, dụng cụ đo nhiệt độ trong PTN theo ĐLVN 137:2004 và ĐLVN 138:2004.

- Ước lượng độ không đảm bảo đo các phép hiệu chuẩn trên.

- Thực hành: xem các video demo hiệu chuẩn cân, tủ nhiệt, thể tích, máy đo pH.

Chi phí đào tạo

  • 1.500.000/học viên (Một triệu năm trăm nghìn đồng/ học viên)

Bao gồm

  • Phí đào tạo lý thuyết và thực hành (demo)
  • Tài liệu học và tham khảo

Đăng ký tại đây

Khóa 4: Kiểm tra, xác nhận giá trị sử dụng phương pháp; Ước lượng độ không đảm bảo đo lĩnh vực sinh học

(Từ ngày 26/04/2023 đến ngày 28/04/2023)

Nội dung đào tạo

  • Giới thiệu về các yêu cầu của ISO/IEC 17025:2017 đối với việc xác nhận giá trị sử dụng phương pháp
  • Giới thiệu chung về nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật ISO 16140 (6 phần)
  • Giới thiệu về một số tài liệu liên quan đến việc thực hiện xác nhận giá trị sử dụng và phương pháp tính toán độ không đảm bảo đo trong PTN liên quan đến lĩnh vực sinh học
  • Các khái niệm, thuật ngữ, định nghĩa sử dụng trong việc xác nhận giá trị sử dụng và phương pháp tính toán độ không đảm bảo đo
  • Hướng dẫn lựa chọn kỹ thuật phù hợp (1 trong 6 phần ISO 16140) đối với từng chỉ tiêu Vi sinh cụ thể trên nền mẫu thực phẩm & thức ăn chăn nuôi
  • Giới thiệu trình tự xác nhận giá trị sử dụng phương pháp
  • Bảo quản chủng chuẩn Vi sinh vật; cách thức chuẩn bị và xác định mật độ chủng chuẩn để đạt được nồng độ khuẩn mong muốn (sử dụng trong thẩm định, xác nhận GTSD)
  • Bố trí thí nghiệm để đánh giá các thông số cơ bản của phương pháp tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn (ISO 16014-3 & ISO 16140-4)
  • Cách thức lựa chọn phạm vi thẩm định (verification), xác nhận giá trị sử dụng (validation) và cách chọn nền mẫu thực nghiệm
  • Hướng dẫn sử dụng phần mềm có sẵn theo đề xuất của ISO 16140-3
  • Hướng dẫn tính độ không đảm bảo đo phương pháp thử Vi sinh trên nền mẫu thực phẩm & TACN theo ISO19036:2019
  • Hướng dẫn xác nhận giá trị sử phương pháp Vi sinh trên nền mẫu nước (ISO 13485): độ lặp lại; độ tái lặp
  • Hướng dẫn ước lượng độ không đảm bảo đo phương pháp thử nghiệm Vi sinh trên nền mẫu nước (ISO 13843 & ISO 29201)
  • Sử dụng kết quả xác nhận giá trị sử dụng phương pháp trong thực tế
  • Lập hồ sơ xác nhận giá trị sử dụng phương pháp thử (dữ liệu từ bài tập 1, 2, 3, 4, 5)
  • Tóm tắt, tổng kết cuối khóa và làm bài kiểm tra.

Chi phí đào tạo

  • 1.800.000/học viên (Một triệu tám trăm nghìn đồng/ học viên)

Bao gồm

  • Phí đào tạo lý thuyết và thực hành (demo)
  • Tài liệu học và tham khảo

Đăng ký tại đây

Hình thức và chi phí đào tạo

Giảng viên

Đội ngũ chuyên gia có kiến thức chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo.

Hình thức đào tạo: Trực tuyến

  • Học viên cần trang bị máy tính cá nhân/thiết bị di động có kết nối Internet để sẵn sàng kết nối các ứng dụng truyền tải trực tuyến.
  • Học viên cung cấp số điện thoại (Zalo) trong form đăng ký gửi về Vinalab.
  • Thời lượng học trực tuyến bao gồm thời gian Giảng viên giảng qua Zoom và thời gian học viên làm bài tập về nhà. Bài thi học viên nộp online

Liên hệ

  • Các đơn vị, cá nhân có nhu cầu đào tạo xin vui lòng gửi đơn đăng ký theo mẫu về Vinalab trước ngày diễn ra khóa học là 7 ngày.
  • Ms Uyên – 0961.828.308
  • Ms Ngân – 0965.493.772

Tin bài khác